Ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh- Price Action Al Brooks

0
734

Trade with Top Brokers

Ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh- Price Action Al Brooks

Trong một xu hướng mạnh, bạn có thể sẽ không thấy xu hướng hình thành các đợt giá hồi (pullback) rõ ràng. Một lần giá hồi, có thể chỉ kéo dài vài nến và thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo đúng xu hướng và các nến trend bar có kích thước lớn thì sẽ có đuôi nến rất nhỏ. 

khai niem leg pullback trong mot xu huong

Nếu bạn muốn bắt kịp xu hướng và vào lệnh trong đợt giá hồi rất ngắn, bạn có thể xem xét quan sát khung thời gian thấp hơn. Ví dụ, khung thời gian chính bạn trade là M5 thì chuyển sang khung M3. Mục đích của việc chuyển đổi khung thời gian là để quan sát nhiều nến Pause Bar hơn (Các nến sideway có thân nhỏ). Các nến Pause Bar thường là nến đi ngược xu hướng, do đó nó có thể cho bạn cơ hội vào lệnh cùng xu hướng.

Chart M1 lúc này có thể cho bạn điểm vào lệnh cùng xu hướng, nhưng nó cũng có thể là các điểm vào lệnh ngược xu hướng, vì thế nó có thể khiến bạn bối rối khi cố gắng tìm điểm vào lệnh cùng trend.

Dưới đây là Ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh– Price Action Al Brooks

Phân tích chart thực tế

Ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh- Price Action Al Brooks -1

Chart trên là biểu đồ M5 xuất hiện gap đến 11 điểm, đây là một khoảng gap lớn. Một khoảng gap lớn nhưng giá không che phủ kịp thời thường là dấu hiệu đầu tiên của một xu hướng mạnh.

Đồng thời, thị trường không quay lại test đường EMA sau hơn 2 tiếng (mô hình 2HM), thì đó cũng là dấu hiệu của một xu hướng mạnh. Bạn cần chú ý thời điểm bắt đầu xu hướng thường sẽ không có các hành vi giá mạnh mẽ như một nến trend bar có kích thước lớn, một nến spike tạo đỉnh đảo chiều gấp khúc hoặc một xu hướng đi liên tục tạo thành một đường chéo dốc thẳng đứng ở giữa chart như trong lý thuyết. Thị trường thường sẽ hình thành những nến nhỏ, có nhiều nến doji và sau đó xu hướng mới bắt đầu đi mạnh mẽ.

Trong những ngày như thế này, các big boy sẽ có một số lượng lớn tiền mặt muốn đổ vào thị trường, họ sẽ muốn giá thấp hơn nữa để vào lệnh, nhưng khi giá không giảm thấp hơn, họ sẽ vào lệnh theo từng phiên giao dịch liên tục, và lại khiến cho giá tăng cao liên tiếp trong nhiều ngày. Thậm chí ngay cả khi họ thấy xu hướng trong ngày đã rõ ràng hơn và họ kỳ vọng họ phải mua cao hơn trong suốt nhiều ngày, họ cũng không ngu ngốc vào lệnh mua trong một lần duy nhất bởi vì điều này có thể gây ra hiện tượng climatic spike up và có thể khiến giá đảo chiều giảm bên dưới điểm vào lệnh của họ.

Ví dụ phân tích chart trong xu hướng mạnh- Price Action Al Brooks-2

Mô hình 2 chân sóng tại vị trí nến số 3 Tại vị trí số 3 trên chart, giá đã hoàn thành mô hình 2 chân sóng. Một cây nến trend bar đầu tiên xuất hiện và 2 nến doji xuất hiện ngay trong đợt giá hồi hình thành chân sóng đầu tiên, và sau đó hình thành tiếp chân sóng thứ 2 trong đợt giá hồi với một nến trend bar có đuôi nến lớn hướng lên trên (đuôi nến này cũng là đợt giá hồi của riêng chân sóng số 1 và kết thúc luôn chân sóng số 1), sau đó hình thành tiếp nến doji để hoàn thành xong mô hình 2 chân sóng.

Đây là một biến thể của mô hình 2 chân sóng và sẽ có hơi khó thấy, nhưng nếu quan sát ở khung thời gian thấp hơn, bạn sẽ thấy mô hình 2 chân sóng xuất hiện rõ ràng hơn trên chart.

exness banner 14 optimized

Điểm vào lệnh mua, bạn có thể tìm thấy ở bên trên cây nến số 3. Nến doji đã test đúng vào vùng gap bên dưới, và hình thành mô hình 2 chân sóng. Đồng thời khi kết hợp với thời điểm giá mở cửa trên chart, thị trường cũng hình thành luôn một mô hình tam giác cờ đuôi nheo (double bottom bull flags). Kể từ khi chúng ta xác định đây là một xu hướng mạnh, tốt nhất trader nên sử dụng phương pháp cắt lệnh từng phần hoặc đặt điểm chốt lời phía bên trên đỉnh sóng ở vị trí nến số 2.

Cây nến số 5 là một đợt giá hồi sau khi thị trường breakout khỏi đỉnh con sóng đẩy đầu tiên tại vị trí nến số 2. Thị trường cũng đi mạnh liên tục (qua 4 nến trend bar).

Nếu bạn đọc thấy bài viết này hay hãy like, share, comment ủng hộ blog nhé!