Suy thoái kinh tế thì đầu tư gì ?

0
9292

Trade with Top Brokers

Suy thoái kinh tế thì đầu tư gì ?

Nhìn lại những cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong lịch sử hay gần đây nhất là đại dịch Covid đã ảnh hưởng nghiệm trọng đến không chỉ nền kinh tế các quốc gia mà còn đến lợi ích của các nhà đầu tư. Trong tương lai, có thể thế giới sẽ phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng tương tự như thế và điều quan trọng không phải là làm sao để khủng hoảng kinh tế không xảy ra mà là làm sao để chúng ta ứng phó với nó.

Suy thoái kinh tế vừa là thách thức nhưng cũng có thể là cơ hội của các nhà đầu tư bởi không phải ai cũng “chết” vì khủng hoảng, mà ngược lại, các nhà đầu tư chuyên nghiệp còn biết cách làm sao để vẫn có thể kiếm được tiền trong thời kỳ khủng hoảng hay ít nhất là giữ cho các khoản đầu tư của họ không bị sụt giảm.

Suy thoái kinh tế là gì ?

Suy thoái kinh tế là gì?

Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa về suy thoái hay khủng hoảng kinh tế.

Theo định nghĩa của Karl Marx trong kinh tế học vĩ mô thì khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế một cách mạnh mẽ và kéo dài. Cụ thể, đó là sự suy giảm giá trị của GDP thực trong khoảng thời gian hai quý liên tiếp hay tốc độ tăng trưởng kinh tế có giá trị âm hai quý liên tiếp trở lên.

Chúng ta cũng cần phân biệt các khái niệm suy thoái, đại suy thoái hay đình trệ. GDP tăng trưởng âm duy trì trong hai hoặc ba quý liên tiếp thì được gọi là sự suy thoái (recession). Nếu sự suy thoái kéo dài hơn thì có thể gọi là đại suy thoái (depression), trong khi một thời kỳ dài tăng trưởng chậm nhưng không nhất thiết là tăng trưởng âm thì thường được gọi là sự đình trệ (stagnation).

Mặc dù ở thời kỳ đầu sau công nguyên, suy thoái kinh tế thường chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia hoặc khu vực. Tuy nhiên, với xu hướng toàn cầu hóa, bắt đầu từ khoảng thế kỷ thứ XIX, các cuộc khủng hoảng kinh tế dần mở rộng ra phạm vi lớn hơn với quy mô toàn châu lục và các khu vực lân cận, thậm chí lớn hơn nữa chính là khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

gdp-am-suy-thoai

Chúng ta sẽ cùng điểm lại các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới theo dòng lịch sử.

  • Khủng hoảng kinh tế Đế quốc La Mã vào năm 33 sau công nguyên
  • Khủng hoảng kinh tế châu Âu kéo dài nhiều thập kỷ, từ 1315-1351
  • Hội chứng hoa Tulip tại Hà Lan vào năm 1634-1637
  • Khủng hoảng kinh tế Anh do bong bóng cổ phiếu công ty South Sea vào năm 1717.
  • Khủng hoảng tín dụng tại Anh và các nước châu Âu năm 1772
  • Đại suy thoái kinh tế châu Âu và Bắc Mỹ vào năm 1873
  • Đại suy thoái toàn cầu 1929-1939
  • Khủng hoảng kinh tế do khủng hoảng giá dầu OPEC 1973
  • Khủng hoảng kinh tế châu Á 1997
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008
  • Khủng hoảng kinh tế thế giới do đại dịch Covid 2020

Nguyên nhân và biểu hiện của khủng hoảng kinh tế

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng kinh tế 

Hầu hết các cuộc đại khủng hoảng hay đại suy thoái kinh tế toàn cầu đều bắt nguồn từ khủng hoảng kinh tế ở 1 quốc gia cụ thể. Và có 4 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng một nền kinh tế bị khủng hoảng.

Khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính là hiện tượng các loại tài sản tài chính hoặc thậm chí các định chế tài chính bị mất đi phần lớn giá trị của chúng. Các sự kiện thường được gọi là khủng hoảng tài chính như sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu, khủng hoảng hệ thống ngân hàng, sự nổ tung của các bong bóng giá tài sản tài chính, khủng hoảng tiền tệ và sự vỡ nợ quốc gia.

  • Khủng hoảng hệ thống ngân hàng: Khi ngân hàng cho vay quá nhiều từ các khoản tiền gửi thì trong trường hợp những người gửi tiền tại ngân hàng rút vốn lớn và đột ngột, còn được gọi là sự tháo chạy ngân hàng (bank run) thì các ngân hàng có thể sẽ không kịp hoàn trả được tất cả những khoản tiền gửi đó. Cho nên bank run có thể đặt ngân hàng vào trạng thái phá sản. Và khi hiện tượng này lan rộng ra thì hệ thống ngân hàng sẽ rơi vào trạng thái khủng hoảng. Ví dụ, hiện tượng rút tiền ở Ngân hàng TMCP Á Châu năm 2003 cũng được xem là một tình huống bank run điển hình ở Việt Nam. Bên cạnh đó, mặc dù bank run không xảy ra nhưng khi các ngân hàng thắt chặt đột ngột các điều kiện vay vốn hay còn được gọi là một sự thu hẹp tín dụng/thắt chặt tín dụng (credit crunch hay credit squeeze) thì đó cũng là nguyên nhân của một cuộc khủng hoảng tài chính, cụ thể là khủng hoảng hệ thống ngân hàng.
  • Bong bóng kinh tế: còn được gọi là bong bóng đầu cơ hay bong bóng tài chính, là hiện tượng liên quan đến giá của tài sản tài chính vượt xa giá trị thực của nó. Khi xuất hiện bong bóng tài chính thì cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải đối mặt với sự sụp đổ thị trường ngay sau đó. Bởi lẽ, giá tăng cao thúc đẩy nhà đầu tư càng mua vào, mà càng mua vào thì càng đẩy giá lên cao → bong bóng. Nhưng họ sẽ chỉ tiếp tục mua khi họ vẫn kỳ vọng rằng những người khác cũng sẽ mua. Cho đến khi nhiều người cùng quyết định bán ra thì thị trường sẽ sụp đổ. Có rất nhiều vụ bong bóng kinh tế nổi tiếng như Hội chứng hoa Tulip ở Hà Lan năm 1637, sự sụp đổ của Phố Wall năm 1929, sự sụp đổ của các bong bóng dot com năm 2000 – 2001 hay bong bóng nhà đất ở Mỹ 2007…
  • Khủng hoảng tài chính quốc tế: cụ thể là khủng hoảng tiền tệ hoặc sự vỡ nợ của một quốc gia sẽ xảy ra khi tỷ giá hối đoái biến động theo hướng bất lợi, mà thường sẽ là do chính sách tăng lãi suất của một quốc gia lớn hơn, đang là chủ nợ của những quốc gia khác.

Lạm phát

Là hiện tượng mà hàng hóa và dịch vụ trên thị trường bị tăng giá liên tục. Với cùng một đơn vị tiền tệ thì người tiêu dùng sẽ mua được ít hàng hóa hơn so với trước đó. Điều này có nghĩa là giá trị đồng tiền của quốc gia đang bị giảm đi. Trong trường hợp tỷ lệ lạm phát tăng cao, chính phủ chưa thể can thiệp để kìm hãm lạm phát mà tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị chậm lại hoặc không thể đuổi kịp thì khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ra.

exness side bar optimized

Giảm phát

Là hiện tượng ngược lại với lạm phát, tức giá hàng hóa, dịch vụ giảm xuống liên tục. Nguyên nhân dẫn đến giảm phát thường là do cung tiền giảm hoặc tín dụng bị thắt chặt. Mặc dù giảm phát nghe có vẻ là một điều gì đó tốt hơn vì sức mua của đồng tiền tăng lên nhưng trong dài hạn, giảm phát làm tăng lãi suất, người tiêu dùng sẽ trì hoãn chi tiêu mà thay vào đó là tiết kiệm nhiều hơn, các doanh nghiệp không mở rộng sản xuất vì chi phí vay cao. Tiêu dùng giảm, sản suất giảm, dẫn đến thu nhập giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao → khủng hoảng kinh tế.

Sụt giảm chi tiêu

Sự sụt giảm chi tiêu thường bắt nguồn từ một chính sách tăng lãi suất của quốc gia. Mà chi tiêu giảm thì GDP giảm vì GDP phụ thuộc phần lớn vào chi tiêu của người tiêu dùng trong nước. Do đó, một sự sụt giảm mạnh trong chi tiêu có thể dẫn đến khủng hoảng kinh tế.

Biểu hiện và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 

Có nhiều biểu hiện khác nhau cho thấy một quốc gia, một khu vực, thậm chí toàn thế giới đang ở trong trạng thái khủng hoảng kinh tế. Chẳng hạn như:

  • Hàng hóa bị ứ đọng do chi tiêu giảm, giá hàng hóa tăng cao
  • Sản xuất bị thu hẹp, xí nghiệp thậm chí phải đóng cửa do tín dụng thắt chặt
  • Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên
  • Thị trường thì rối loạn có thể dẫn đến bất ổn chính trị và xã hội

Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng không chỉ đối với quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, thậm chí toàn thế giới. Cụ thể, 

Khủng hoảng kinh tế khiến cho doanh nghiệp có nguy cơ đối mặt với phá sản vì sản xuất bị đình trệ, thua lỗ, không thể thanh toán các khoản vay, …  Khi doanh nghiệp khủng hoảng thì sẽ cắt giảm nhân công dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, đời sống người lao động khó khăn hơn. Khi đời sống khó khăn thì tỷ lệ hộ nghèo và trẻ em không được đi học cũng tăng lên, từ đó cũng gia tăng các tệ nạn xã hội… Nói chung, quốc gia sẽ rơi vào tình trạng bất ổn nghiêm trọng.

exness banner dai duoi 1 optimized

Ngoài ra, ở thời điểm hội nhập kinh tế như hiện tại thì một quốc gia bị khủng hoảng kinh tế chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia đang có những mối quan hệ thương mại hoặc cùng chung khu vực với quốc gia đó. Trong trường hợp các cường quốc như Mỹ, châu Âu hoặc Trung Quốc bị khủng hoảng kinh tế thì nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ lớn hơn.

Suy thoái kinh tế nên đầu tư gì?

Mặc dù lo lắng là cần thiết đối với nhà đầu tư khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng không vì thế mà chúng ta chấp nhận đứng yên nhìn dòng tiền của mình bị trôi tuột theo hoặc trong khi những người khác vẫn có thể gia tăng thu nhập thì mình lại không làm gì cả.

Khủng hoảng kinh tế gây ra nhiều khó khăn nhất định nhưng cũng sẽ tạo ra những cơ hội khác cho nhà đầu tư. Vậy, đầu là kênh đầu tư an toàn và hiệu quả trong thời kỳ suy thoái kinh tế.

Vàng

Vàng chắc chắn là loại tài sản đầu tiên nên có trong danh mục đầu tư khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Lịch sử đã chứng minh, vàng có xu hướng tăng giá trị theo thời gian, bất kể có trải qua bao nhiêu đợt khủng hoảng đi chăng nữa. Đặc biệt hơn, khi nền kinh tế đang trong trạng thái khủng hoảng, giá trị đồng nội tệ giảm xuống thì nhu cầu vàng lại tăng lên, đó chính là lý do để nhà đầu tư có thể xem xét đến việc đầu tư vào loại tài sản này.

exness banner 6 optimized

Chứng khoán

Mặc dù thị trường chứng khoán thường sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi khủng hoảng kinh tế xảy ra nhưng không phải là tất cả. Ngược lại, một số cổ phiếu còn có khả năng tăng trưởng tốt trong thời kỳ này.

Nếu lựa chọn chứng khoán, nhà đầu tư nên cân nhắc các ngành nghề, lĩnh vực không hoặc ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng như ngành năng lượng, y tế, các ngành hàng thiết yếu như điện, giáo dục…

Forex

Tham gia vào thị trường forex không được gọi là đầu tư vì đầu tư là kỳ vọng tài sản hoặc thị trường sẽ tăng trưởng trong tương lai. Nhưng với forex, bất luận thị trường tăng hay giảm cũng đều là cơ hội để chúng ta có thể kiếm được lợi nhuận. Đó chính là lợi thế mà thị trường này mang lại cho nhà đầu tư, nhà giao dịch khi nền kinh tế đang rơi vào tình trạng khủng hoảng. Tuy vậy, giao dịch trên thị trường forex tiềm ẩn những rủi ro cao hơn so với đầu tư vàng hoặc đầu tư chứng khoán. Do đó, các bạn cần thực sự nghiêm túc và tìm hiểu thật kỹ lưỡng về thị trường này trước khi chính thức bắt đầu.

Bí quyết đầu tư hiệu quả trong thời kỳ suy thoái kinh tế

Khác với thời kỳ thịnh vượng, khủng hoảng kinh tế tạo ra nhiều áp lực vô hình đối với nhà đầu tư, và cũng vì thế mà chúng ta luôn cần giữ một cái đầu thật lạnh để đưa ra những quyết định chính xác nhất.

Luôn giữ một lượng tiền mặt

Khủng hoảng kinh tế có thể khiến giá trị danh mục đầu tư của bạn rớt một mạch xuống con số 0 bất cứ khi nào. Do đó, một lượng tiền mặt nhất định luôn sẵn có sẽ là đôi cánh cứu vớt cho danh mục đầu tư của bạn hoặc ít nhất là không khiến bạn và gia đình phải lâm vào hoàn cảnh xấu nhất.

Luôn đa dạng hóa danh mục đầu tư

Bất kể lĩnh vực, ngành nghề hay một thị trường nào cũng đều có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi khủng hoảng kinh tế. Do đó, đa dạng hoá là nguyên tắc cơ bản nhưng lại luôn đúng trong trường hợp này để nhà đầu tư có thể phân tán rủi ro cho danh mục của mình.

Dành nhiều thời gian hơn để nghiên cứu thị trường

Thời kỳ khủng hoảng kinh tế cũng là lúc các bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu thị trường. Một mặt để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới, hấp dẫn, mặt khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho danh mục đầu tư hiện tại. Nhưng hơn hết, nghiên cứu thị trường giúp bạn có được một cái nhìn sâu sắc hơn về toàn cảnh nền kinh tế hiện tại, từ đó có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.

exness banner dai tren 2 optimized

Kết luận

Ở thời điểm hiện tại, khi nền kinh tế Việt Nam nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung đang trên đà phục hồi sau đại dịch Covid, các thị trường tài chính bắt đầu khởi sắc hơn thì danh mục của nhà đầu tư cũng đã bắt đầu có sự tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, việc chuẩn bị sẵn các phương án dự phòng là luôn cần thiết để ứng phó kịp thời khi khủng hoảng kinh tế lại xảy ra.