Price Action Phần 1: Động lực thanh khoản và hành động giá

0
793

Trade with Top Brokers

Price Action Phần 1: Động lực thanh khoản và hành động giá

Hành động giá là chỉ báo mạnh mẽ cung cấp cho trader những điểm vào chính xác. Hành động giá có thể nhận được tin quan trọng sắp xảy ra. Cùng blog đi tìm hiểu về Price Action Phần 1: Động lực thanh khoản và hành động giá

Hình bên dưới, giá phản ứng với một vùng nhất định và chúng ta có thể xác định được vùng đó:

Price Action Phần 1: Động lực thanh khoản và hành động giá

Thực tế, chúng ta có thể dựa vào một số nguyên tắc cơ bản về động lực thanh khoản từ một vùng giá nhất định cũng có thể lên chiến lược giao dịch.

Khoảng cách 10 pip cho một vùng giá

Giá hoạt động khác nhau ở những vùng giá và thời điểm nhất định trong ngày. Các điểm xoay đáng chú ý và đỉnh hoặc đáy cao nhất trong lịch sử là rất quan trọng để xác định khả năng thị trường tăng hay giảm và nó cũng được sử dụng làm điểm để đặt dừng lỗ và chốt lời. Nhưng khi giá tiếp cận những vùng này, lại có rất nhiều những phản ứng khác nhau trước khi nó thể hiện một hành động giá rõ ràng hơn.

Tuy nhiên, nhiều trader mắc sai lầm khi xác định một mức làm hỗ trợ kháng cự. Tốt nhất chúng ta nên xác định nó thành một vùng giá nhất định. Khoảng cách 10 pip là khoảng cách ít nhất để xác định giá sẽ tôn trọng hoặc phá vỡ vùng cản này. Như hình bên dưới:

priece action 2 optimized

Giai đoạn khối lượng cao và thấp

Trong ngày, phần lớn khối lượng được giao dịch trong phiên London. Đôi khi, phiên Á hoặc Bắc Mỹ cũng có những di chuyển rõ nét của giá. Thời điểm giao phiên, đặc biệt sau khi phiên Bắc Mỹ đóng cửa và phiên Á mở cửa là thời điểm thị trường biến động thấp nhất.

Các giai đoạn có khối lượng thấp thường sẽ cung cấp manh mối về ý định thực sự của các nhà tạo lập thị trường. Nếu ở vùng giá cụ thể có hành động giá không dứt khoát, nhìn có vẻ như nó sắp quay đầu, nhưng thực tế nó không xảy ra cho đến khi phiên giao dịch kết thúc.

exness banner optimized

Giai đoạn thị trường giao dịch với khối lượng thấp hơn có thể được sử dụng để phân biệt một cú breakout là thật hay giả. Ở thời điểm này, các nhà tạo lập thị trường cũng thường tạo bẫy giá để các trader tham gia giao dịch.

Hình bên dưới cho thấy, điểm bán 1, 2 và 5 là điểm vào có khối lượng lớn, thể hiện ý định thực sự nhà tạo lập thị trường. Những giai đoạn có khối lượng thấp hơn thể hiện sự điều chỉnh về vùng giá họ cần hoặc săn dừng lỗ.

priece action 3 optimized

Phiên Mỹ, các ngân hàng lớn của Mỹ nắm bắt được khá chính xác về dữ liệu có bao nhiêu khối lượng giao dịch đang nằm ở một vùng giá cụ thể. Và họ dựa vào đó để di chuyển thị trường. Hầu hết các trường hợp, họ còn không di chuyển khối lượng đến liên ngân hàng mà giữ lại như những nhà tạo lập thị trường. Khi phiên Âu đóng cửa, họ gần như là những người duy nhất giao dịch và di chuyển giá trên thị trường.

Ví dụ: nếu có một số mô hình đảo chiều tăng giá hình thành và nhà tạo lập thị trường có thể nhận được khoản lợi nhuận từ mô hình này, điều này sẽ khiến giá bị đẩy ra xa sự từ chối trên mô hình. Nhưng khoản lợi nhuận này, thay vì đẩy nó vào liên ngân hàng, thì họ lại bán ở đáy (theo mô hình đảo chiều tăng giá) một nửa mức lợi nhuận đó.

Lệnh giao dịch này phá vỡ mô hình, kích hoạt các điểm dừng lỗ và thoát lệnh bán này với một ít lợi nhuận (nếu có). Vì việc thoát lệnh có thể đẩy giá trở lại điểm vào lệnh và lấp đầy với mức chênh lệch họ vừa mới tạo ra. Nhưng lúc này nhà tạo lập thị trường đã thu được lợi nhuận từ thua lỗ của các trader nhỏ lẻ, đồng thời khoản lợi nhuận khổng lồ trước đó cũng sẽ thuộc về họ.

Hết phần 1

Trích nguồn: dukascopy

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here