Chỉ số giá tiêu dùng CPI

0
2089

Trade with Top Brokers

 

Chỉ số giá tiêu dùng CPI

Cùng blog ngoại hối tìm hiểu về chỉ số giá tiêu dùng CPI- CPI được coi như thông số về lạm phát mặc dù không phải bao giờ cũng đúng hoặc chỉ phản ánh tương đối. Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh consumer price index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát (một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP).

Chỉ số giá tiêu dùng CPI là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá, dịch vụ và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không?

Dữ liệu CPI rất được quan tâm theo dõi và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định tài chính quan trọng như chính sách lãi suất của cục dữ trữ liên bang mỹ hay quyết định tiến hành hedging của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn, cũng rất có lợi cho các nhà đầu tư cá nhân khi tiến hành hedging hoặc đưa ra quyết định phân bổ vốn đầu tư.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số CPI

+ CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng ngàn hộ gia đình trên toàn quốc.

+ CPI thường được dùng để điều chỉnh thu nhập của người dân và các hoạt động kinh tế khác.

+ Dấu hiệu của lạm phát có nghĩa là ngân hàng trung ương sẽ phải tăng lãi suất ==> Đa số dùng công cụ đo lạm phát là CPI. Nếu CPI tăng, thì nó sẽ cho các ngân hàng trung ương như Fed các dự liệu hỗ trợ cho việc tăng lãi suất. ( Lãi suất tăng ==> đồng tiền của quốc gia tăng).

+ CPI tăng lên có tác động tích cực tới đồng tiền. Mục đích đầu tiên của bất cứ ngân hàng trung ương nào đều là bình ổn giá cả. Khi lạm phát tăng cao hơn tỷ lệ hàng năm xấp xỉ 2% thì các ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất nhằm kéo lạm phát lạm phát giảm xuống. Lãi suất tăng cao sẽ thu hút được đầu tư từ nước ngoài, đồng nghĩa với nhu cầu đối với đồng nội tệ tăng cao.

Mối liên hệ giữa CPI và lạm phát: 

Chỉ số CPI có thể đo lường được lạm phát. Nếu chỉ số CPI tăng, nhiều người sẽ cho rằng tỷ lệ lạm phát đang gia tăng. Ngoài ra, CPI còn được các thương nhân dùng để dự đoán giá cho tương lai. Hay người sử dụng lao động dùng để tính toán tiền lương. Hoặc có thể là Chính Phủ để xác định mức tăng cho những quỹ bảo trợ xã hội.

Chỉ số CPI sẽ được dùng để đo tỷ lệ lạm phát của 1 quốc gia trong 1 khoảng thời gian nhất định. Chỉ số CPI biến động sẽ giúp bạn xác định về tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm. Dù cho lạm phát tăng hay giảm thì ảnh hưởng nhất sẽ đè lên nền kinh tế của quốc gia.

Có thể với một vài trường hợp, tỷ lệ lạm phát giảm sẽ có tác động tích cực lên kinh tế. Ví dụ như khi sự phổ biến của Internet ngày càng lớn thì việc người tiêu dùng phải trả ít hơn cho tiền cước điện thoại. Điều này sẽ có lợi cho họ vì chi phí cho Internet khá rẻ, có thể thoải mái kết nối qua các ứng dụng mà không mất phí.

+ Link  xem chỉ số CPI :http://www.forexfactory.com/

Mời các bạn tham gia Kênh Telegram của blogngoaihoi.net để nhận tin nóng sớm nhất.