Phân tích mô hình sóng elliott wave

0
2132

Trade with Top Brokers

Phân tích mô hình sóng elliott wave.

PHẦN 3: PHÂN TÍCH CHI TIẾT CÁC MÔ HÌNH SÓNG ELLIOTT

Phân tích mô hình sóng elliott wave – Giới thiệu khái quát các mô hình sóng Elliott phức tạp.

Việc nghiên cứu các mô hình sóng rất quan trọng để vận dụng nguyên tắc sóng Elliott một cách chính xác. Một mô hình xu hướng giá thị trường nếu được xác định chính xác thì không chỉ cho bạn biết được giá thị trường sẽ tăng hoặc giảm đến đâu mà còn cho biết xu hướng thị trường diễn ra như thế nào.

Khi bạn có thể nhận ra các mô hình và vận dụng các mô hình đó chính xác thì bạn có thể giao dịch theo nguyên tắc sóng Elliott. Điều này không dễ dàng mà thành công được song sau khi nghiên cứu từng bước và tỉ mỉ với phương châm “chậm mà chắc” thì bạn sẽ nhận thấy nó dễ dàng hơn.

exness banner 16 optimized

Các mô hình sóng Elliott phức tạp bao gồm những mô hình sau đây: I. Các xu hướng (Trends):

1. Mô hình Impulse:

2. Mô hình Extension:

3. Mô hình Leading Diagonal Triangle:

4. Mô hình Ending Diagonal Triangle:

5. Mô hình Failure or Truncated 5th:

II. Các quá trình điều chỉnh (Corrections):

1. Mô hình Zigzag:

2. Mô hình Flat:

3. Mô hình Triangle:

– Contracting Triangle:

– Expanding Triangle:

4. Mô hình kết hợp Double Three và Triple Three:

 I. Các mô hình sóng Elliott theo dạng sóng chủ. (Các sóng xu hướng – trending wave)

Mô hình sóng Impulse

  1. Hình vẽ:Phân tích mô hình sóng elliott wave 2. Mô tả:Mô hình sóng Impulse (mô hình sóng chủ) luôn gồm 5 sóng được ký kiệu là 1, 2, 3, 4, 5. Các sóng 1, 3 và 5 lại chứa các sóng con theo mô hình Impulse và xấp xỉ bằng nhau về chiều dài. Các sóng 2 và 4 luôn theo các mô hình điều chỉnh.3. Quy tắc: 

    – Sóng 2 không thể dài hơn Sóng 1 về giá và nó không chạy vượt xuống dưới điểm khởi nguồn của Sóng 1.

    – Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất khi so sánh với các sóng 1 và 5.

    – Sóng 4 không thể xuống phạm vi Sóng 1.

    – Sóng 3 có xung lượng lớn nhất ngoại trừ khi sóng 5 là sóng mở rộng.

    – Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

    – Các sóng 2 và 4 có thể tùy chọn theo các mô hình điều chỉnh khác nhau.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình Impulse xuất hiện ở các sóng 1,3,5 và các sóng A, C thuộc quá trình điều chỉnh (Correction). Mô hình này còn xuất hiện trong các quá trình điều chỉnh tại các sóng 2, 4, X hoặc B.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Impulse bao gồm 5 sóng. Cấu trúc sóng bên trong của 5 sóng này theo dạng 5-3-5-3-5. Chú ý rằng các dạng 3 sóng là các sóng điều chỉnh bao gồm 5 sóng theo mô hình tam giác điều chỉnh.

Mô hình sóng Extension

  1. Hình vẽ:12 2. Mô tả:Mô hình sóng Extension (mô hình sóng mở rộng) xảy ra trong một sóng chủ nơi mà các sóng 1, 3 hoặc 5 có thể mở rộng và kéo dài hơn các sóng khác. Mô hình mở rộng phổ biến nhất là mở rộng sóng 3 và khi đó hai sóng 1, 5 có xu thế bằng nhau; mô hình này có tên gọi là Extension3. Nếu sóng 1 mở rộng thì có tên gọi là Extension1, nếu sóng 5 mở rộng thì có tên gọi là Extension5; hai mô hình này ít phổ biến hơn mô hình Extension3. Ở đây chỉ giới thiệu sâu hơn về mô hình Extension3.3. Quy tắc: 

    (1) Mô hình Extension3:

    – Mô hình Extension3 gồm 9,13 hoặc 17 sóng. Sóng 2 không thể dài hơn Sóng 1 về giá và nó không chạy vượt xuống dưới điểm khởi nguồn của Sóng 1.

    – Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất khi so sánh với các sóng 1 và 5.

    – Sóng 4 không thể xuống dưới Sóng 1.

    – Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

    – Sóng 3 mở rộng cho thấy tốc độ tăng giá cao nhất.

    (2) Mô hình Extension1:

    – Mô hình Extension1 gồm 9 sóng con. Sóng 2 không thể dài hơn Sóng 1 về giá và nó không chạy vượt xuống dưới điểm khởi nguồn của Sóng 1.

    – Sóng 4 không thể xuống dưới Sóng 1.

    – Sóng 1 mở rộng vì thế các sóng 3 và 5 là các sóng bình thường.

    (3) Mô hình Extension5:

    – Mô hình Extension5 gồm 9 sóng con. Sóng 2 không thể dài hơn Sóng 1 về giá và nó không chạy vượt xuống dưới điểm khởi nguồn của Sóng 1.

    – Sóng 4 không thể xuống dưới Sóng 1.

    – Sóng 5 mở rộng vì thế các sóng 1 và 3 là các sóng bình thường.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình Extension xuất hiện ở các sóng 1,3,5 và các sóng A, C thuộc quá trình điều chỉnh (Correction).

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Extension bao gồm tối thiểu 9 sóng dù 13 hay 17 sóng có thể xảy ra. Cấu trúc sóng bên trong tối thiểu của 9 sóng theo dạng 5-3-5-3-5-3-5-3-5. Chú ý rằng các dạng 3 sóng là các sóng điều chỉnh bao gồm 5 sóng theo mô hình tam giác điều chỉnh.

Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle

  1. Hình vẽ:13 2. Mô tả:Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở các sóng cuối một cấp độ sóng như sóng 5 hay sóng C. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh.Mô hình sóng Ending Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

    3. Quy tắc: 

    – Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.

    – Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.

    – Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.

    – Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.

    – Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

    – Sóng 3 mở rộng cho thấy tốc độ tăng giá cao nhất.

    – Các sóng bên trong của Ending Diagonal Triangle có cấu trúc sóng điều chỉnh (Corrective Wave).

    – Các đường kênh giá của Ending Diagonal Triangle phải hội tụ.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình Ending Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 5, C.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Ending Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 3-3-3-3-3.

Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle

  1. Hình vẽ:14 2. Mô tả:Mô hình sóng Leading Diagonal Triangle thuộc dạng mô hình sóng chủ thường xảy ra ở đầu một cấp độ sóng như sóng 1 hay sóng A hay nói cách khác nó nằm trong sóng 1 hoặc sóng A. Không nên nhầm lẫn nó với các mô hình tam giác điều chỉnh. Điểm khác của mô hình này với mô hình Ending Diagonal Triangle là các sóng 1, 3 và 5 có cấu trúc sóng bên trong gồm 5 sóng chứ không phải 3 sóng như mô hình Ending Diagonal Triangle.Cũng như mô hình sóng Ending Diagonal Triangle thì mô hình sóng Leading Diagonal Triangle là hiện tượng tương đối hiếm đối với các cấp độ sóng lớn mà thường xuất hiện ở các cấp độ sóng thấp hơn trên các đồ thị giá trong ngày (intraday). Thường thì theo sau mô hình Diagonal Triangle là sự thay đổi mạnh về xu hướng thị trường.

    3. Quy tắc: 

    – Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng.

    – Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng khác.

    – Sóng 4 và Sóng 1 chéo nhau (vì thế nó có tên gọi là Tam giác chéo), tức là đáy Sóng 4 đi vào biên độ của Sóng 1.

    – Sóng 4 không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 3.

    – Về cấu trúc bên trong thì các sóng 1,3,5 có cấu trúc sóng chủ (theo mô hình Impulse).

    – Sóng 5 phải vượt qua điểm cuối của Sóng 3.

    – Các đường kênh giá của Leading Diagonal Triangle phải hội tụ.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình Leading Diagonal Triangle xuất hiện ở các sóng 1 và A.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Leading Diagonal Triangle bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

Mô hình sóng Failure or Truncated 5th

  1. Hình vẽ: 15 2. Mô tả:Mô hình sóng Failure or Truncated 5th (mô hình sóng chủ thất bại tại sóng 5 – hay sóng 5 cụt) thuộc dạng mô hình sóng chủ mà sóng 5 không vượt qua được sóng 3. Sóng 5 chỉ đến gần đỉnh sóng 3. Mô hình này cho thấy xu hướng yếu và thị trường sẽ nhanh chóng chuyển hướng theo xu hướng ngược lại.3. Quy tắc: – Mô hình Failure or Truncated 5th bao gồm 5 sóng.

    – Sóng 2 không dài hơn về khoảng cách giá so với Sóng 1 vì thế sẽ không vượt qua điểm khởi nguồn của Sóng 1.

    – Sóng 3 không bao giờ là sóng ngắn nhất so với các sóng 1 và 5.

    – Sóng 4 không đi vào biên độ của Sóng 1 trừ các trường hợp Diagonal Triangle và đôi khi xuất hiện ở sóng 1 hoặc A nhưng không bao giờ ở sóng 3. Như vậy các mô hình Diagonal Triangle cũng có thể biến theo dạng Failure or Truncated 5th khi sóng 5 không vượt qua sóng 3.

    – Sóng 5 không đi qua điểm cuối của Sóng 3.

    – Sóng 3 cho thấy xung lượng lớn nhất.

    – Cấu trúc sóng bên trong theo các dạng điều chỉnh khác nhau.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình Failure or Truncated 5th chỉ xuất hiện ở các sóng 5 hoặc C và thường không xuất hiện ở sóng 5 của sóng 3 ở cấp độ sóng lớn hơn.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Failure or Truncated 5th bao gồm 5 sóng có cấu trúc sóng bên trong theo dạng 5-3-5-3-5.

  II. Các mô hình sóng Elliott theo dạng sóng điều chỉnh. (Các sóng điều chỉnh – corrective wave).

Mô hình sóng Zigzag

  1. Hình vẽ:16 2. Mô tả:Mô hình sóng ZigZag là cấu trúc điều chỉnh thông thường nhất, bắt đầu cho sự đảo chiều nhanh chóng. Thường thì nó trông giống mô hình sóng chủ vì tốc độ hình thành của nó. Một mô hình ZigZag có thể tự mở rộng thành mô hình Double ZigZag (2 lần zigzag) hoặc Triple ZigZag (3 lần zigzag) dù hiện tượng đó ít phổ biến. Chú ý rằng ZigZag chỉ là phần đầu của cấu trúc điều chỉnh.3. Quy tắc: 

    – Mô hình ZigZag bao gồm 3 sóng.

    – Sóng A và Sóng C là các sóng chủ, Sóng B là sóng điều chỉnh.

    – Sóng B hồi không quá 61.8% so với Sóng A.

    – Sóng C phải vượt qua điểm cuối của Sóng A.

    – Sóng C thường tối thiểu bằng với Sóng A về độ dài giá.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình ZigZag thường xuất hiện ở sóng A, sóng X hoặc sóng 2. Nó cũng thường xuất hiện ở sóng B là một phần của mô hình Flat, một phần của mô hình tam giác và đôi khi ở sóng 4.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình ZigZag đơn (Single ZigZag) gồm 3 sóng. Mô hình Double ZigZag gồm 7 sóng được chia tách bằng sóng X ở giữa. Mô hình Triple ZigZag gồm 11 sóng được chia tách bằng 2 sóng X ở giữa. Cấu trúc bên trong của sóng 3 trong Single ZigZag là 5-3-5, trong Double ZigZag là 5-3-5-3-5-3-5.

    Sự trình bày hiện đại hơn về mô hình Double ZigZag sử dụng kiểu WXY thay vì ABCXABC. Theo cách này thì 2 zigzag của cấp độ sóng nhỏ hơn liên kết với nhau bằng những sóng ở cấp độ cao hơn. Như vậy thay vì sử dụng 7 sóng (ABCXABC) thì phân tích đồ thị ngày có thể sử dụng kiểu 3 sóng (WXY). Theo phương pháp này thì mô hình Triple ZigZag được biểu diễn là WXYXZ thay vì ABCXABCXABC. Theo cách này thì số sóng được giản lược thành 5 sóng thay vì 11 sóng. 

Mô hình sóng Flat

  1. Hình vẽ: 17 2. Mô tả:Mô hình sóng Flat (sóng trôi dạt) là cấu trúc sóng điều chỉnh rất phổ biến, nhìn chung thể hiện xu hướng dập dềnh (sideways). Sóng A và Sóng B đều theo các mô hình điều chỉnh. Ngược lại Sóng C theo mô hình sóng chủ. Thông thường thì Sóng C sẽ không vượt qua điểm cuối của Sóng A song đôi khi cũng vượt qua.3. Quy tắc: – Mô hình Flat bao gồm 3 sóng.

    – Sóng A và Sóng B theo cấu trúc sóng điều chỉnh, Sóng C theo cấu trúc sóng chủ.

    – Sóng B hồi hơn 61.8% so với Sóng A.

    – Sóng B thường cho thấy mức hồi hoàn toàn đến điểm cuối của sóng chủ trước đó.

    – Sóng C không nên vượt qua điểm cuối của Sóng A.

    – Thường thì Sóng C ít nhất dài bằng Sóng A.

    4. Vị trí xuất hiện mô hình Flat: 

    Mô hình Flat thường xuất hiện ở sóng B và cũng khá phổ biến ở sóng 4 và sóng 2.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Flat gồm có 3 sóng với cấu trúc sóng bên trong theo kiểu 3-3-5. Cả 2 sóng A và B thường theo kiểu sóng ZigZag.

Các mô hình sóng Triangle

  1. Hình vẽ:– Các mô hình Contracting Triangle và Expanding Triangle 18– Các mô hình Ascending Triangle và Descending Triangle: 192. Mô tả:

    Mô hình sóng Triangle (mô hình tam giác) là mô hình sóng điều chỉnh, có thể hội tụ (Contracting Triangle) hoặc mở rộng (Expanding Triangle), có thể hướng lên (Ascending Triangle) hoặc hướng xuống (Descending Triangle). Nó gồm có 5 sóng, mỗi sóng có bản chất điều chỉnh.

    3. Quy tắc: 

    – Mô hình Triangle gồm có 5 sóng.

    – Sóng A và Sóng D chéo nhau.

    – Sóng D không vượt qua điểm khởi đầu của Sóng C.

    – Sóng C không phải là sóng ngắn nhất.

    – Về cấu trúc bên trong thì mô hình tam giác có trúc sóng điều chỉnh.

    – Trong mô hình sóng Contracting Triangle thì Sóng A là sóng dài nhất và Sóng E là sóng ngắn nhất. Trong mô hình sóng Expanding Triangle thì Sóng A là sóng ngắn nhất và Sóng E là sóng dài nhất.

    – Các mô hình Triangle thường có dạng hình cái chêm (wedge).

    4. Vị trí xuất hiện:

    Mô hình sóng Triangle xuất hiện ở các sóng 4, B và X. Nó không bao giờ xuất hiện ở sóng 2 hoặc sóng A.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Triangle gồm có 5 sóng với cấu trúc sóng bên trong theo kiểu 3-3-3-3-3.

Mô hình sóng kết hợp Double Three và Triple Three

  1. Hình vẽ:20 2. Mô tả:Mô hình sóng kết hợp là mô hình sóng kết hợp vài kiểu sóng điều chỉnh. Những kiểu sóng này được đánh dấu là WXY (Double Three) và WXYXZ (Triple Three) nếu nó phức tạp hơn. Nó bắt đầu bằng một Zigzag (sóng W), rồi một sóng X sau đó là mô hình Flat (sóng Y), v.v…3. Quy tắc: 

    – Tất cả các mô hình điều chỉnh có thể kết hợp để hình thành mô hình điều chỉnh lớn hơn. Các quy tắc sóng điều chỉnh được vận dụng cho các mô hình nêu trên.

    – Mô hình Triangle thường xuất hiện ở cuối mô hình Combination.

    4. Vị trí xuất hiện:

    Nhìn chung, mô hình sóng kết hợp xuất hiện chủ yếu ở các sóng 4, B và X. Nó ít xuất hiện ở sóng A và hiếm khi ở sóng 2.

    5. Cấu trúc sóng bên trong: 

    Mô hình Combination kết hợp Zigzag với Flat và Triangle thì có cấu trúc sóng bên trong như sau: 5-3-5(Zigzag)-3-3-5(Flat)-3-3-3-3-3(Triangle).