Những thuật ngữ quan trọng để vận hành hệ thống SMC – Phần 1

0
919

Trade with Top Brokers

Những thuật ngữ quan trọng để vận hành hệ thống SMC – Phần 1.

Hệ thống SMC là một phương pháp giao dịch hiện đại đang được rất nhiều trader quan tâm. Để tiếp cận và sử dụng phương pháp này thì các thuật ngữ cơ bản là điều đầu tiên bạn cần nắm được. Trong đó , supply, demand zone, Liquidity, Inducement là một trong những thuật ngữ kỹ thuật quan trọng nhất để vận hành hệ thống SMC. Hãy cùng tìm hiểu những thuật ngữ này qua bài viết sau.

Trong phương pháp SMC, một trong ba bộ phận chính để có thể vận hành được hệ thống giao dịch này bao gồm:

  1. Xác định cấu trúc thị trường: cấu trúc Major, Minor, Internal, Substructure.
  2. Xác định vùng Poi quan sát.
  3. Cách vào lệnh thì cần có xác nhận bộ nến đảo chiều tại POI.

Nếu như việc xác định được cấu trúc thị trường giúp các bạn bước đầu đưa ra được các chiến lược giao dịch là Buy/Sell thì trong phần xác định vùng POI quan sát sẽ giúp các bạn hiểu được cách thức mà các tổ chức lớn Bigboys hoạt động trên thị trường, từ đó xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.

exness side bar optimized

Tuy nhiên, trước khi bước vào nội dung chính của phần xác định vùng POI quan sát hãy cũng tìm hiểu những thuật ngữ kỹ thuật quan trọng nhất để vận hành hệ thống SMC.

1. Supply và demand zone:

Trading về bản chất là sự mua bán trên thị trường mà mọi sự mua bán đều nhắm vào mục đích mua thấp bán cao. Vì vậy có thể hiểu vùng Supply (vùng cung) là vùng giá mà người mua muốn mua và vùng Demand (vùng cầu) là vùng giá mà người bán muốn bán.

Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.

Hình 1. Ví dụ về Supply demand zone - Hệ thống SMC
Hình 1. Ví dụ về Supply demand zone.

Các bạn xác định vùng Supply, demand bằng cách đo phạm vi của cây nến tăng đầu tiên trước khi bước vào xu hướng tăng và ngược lại phạm vi của cây nến giảm đầu tiên trước khi bước vào xu hướng giảm.

Cùng quan sát các ví dụ sau:

Hình 2. Demand zone trong xu hướng tăng biểu đồ USD/JPY khung M15
Hình 2. Demand zone trong xu hướng tăng biểu đồ USD/JPY khung M15

Hình 3. Supply zone trong xu hướng giảm.
Hình 3. Supply zone trong xu hướng giảm.

Các bạn có thể quan sát giá luôn có xu hướng quay trở lại các vùng Supply, demand zone này trước khi phá vỡ hay tiếp tục xu hướng cũ vì một lý do: những vùng giá này là nơi tập trung của các order flow, các lệnh limit, market order của các Bigboy và đây cũng chính là vùng thanh khoản nơi diễn ra sự đồng thuận về giá cả trên thị trường.

Có thể thấy ý tưởng giao dịch ban đầu cho hệ thống smc này chính là lựa chọn những vùng cung cầu mạnh để tìm cơ hội giao dịch. Đây cũng là những vùng hình thành nên cấu trúc Major, Minor.

Một vài lưu ý về Supply, demand zone gửi đến các bạn:

Các bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.

  • Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
  • Thời gian tồn tại của vùng Supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng Supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng Supply demand đó.
  • Vùng Supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
  • Vùng Supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng Supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.

exness banner dai duoi 1 optimized

2. Liquidity và Inducement:

2.1 Liquidity:

Qua phần 1 các bạn có thể hiểu Supply, Demand zone là những vùng có sự đồng thuận về giá cả của các trader. Hoạt động mua bán diễn ra liên tục cùng với các lệnh chờ và Stoploss ở vùng này đã vô tình trở thành điểm tắc nghẽn của thị trường tạo ra cấu trúc Sideway.

Cùng quan sát hình ảnh sau:

Hình 4. Supply, demand zone xu hướng tăng.
Hình 4. Supply, demand zone xu hướng tăng.

Hình ảnh trên là một xu hướng tăng với các vùng Supply và demand được xác nhận.

Cùng quan sát cấu trúc trên có thể thấy hoạt động mua bán diễn ra liên tục tạo ra vùng tắc nghẽn về giá. Vậy để tạo ra thanh khoản cho thị trường thì các Bigboy buộc phải loại bỏ các order ở đây. Để loại bỏ các lệnh này thì các vùng Supply và demand chính là đối tượng được chú ý vì nơi đây tập trung lệnh Stoploss của hầu hết các Retail trader.

Hình 5. Liquidity.
Hình 5. Liquidity.

Vùng săn Stoploss này chính là Liquidity theo phương pháp SMC.

2.2 Inducement:

Hầu hết các trader đều cho rằng Bigboy săn Stoploss của họ nhưng sự thật thì không mà đó chỉ là hành động tạo ra thanh khoản cho thị trường giúp cho giá di chuyển đến vùng mà họ đã đặt những Big order.

Cũng trong hình ảnh trên những đỉnh, đáy được tạo ra trong cấu trúc sideway được khoanh tròn bằng màu xanh và đỏ gọi là Inducement ( nơi dẫn dụ các trader đặt lệnh).

Hình 6. Inducement.
Hình 6. Inducement.

Vậy có thể kết luận Inducement (IDM) là vùng giá mà tại đó trader muốn Buy hoặc Sell (IDM thường tập trung ở vùng liquidity nên đôi khi trong một số tài liệu có thể nhẫm lẫn về 2 khái niệm này).

Vậy thì inducement có ích gì cho chúng ta?

Trong trường hợp cấu trúc thị trường khi mà đỉnh không phá vỡ được đáy thì ta xác định mức đỉnh đó là một đỉnh yếu và nó có thể thu hút giá, khả năng cao có thể khiến giá tăng cao hơn. Và điều này cũng tương tự như với một đáy yếu.

Đây cũng là cách mà chúng ta có thể xác định được một đỉnh đáy là yếu (vùng thu hút) hoặc mạnh.

Hình 7. Đỉnh, đáy yếu là vùng dẫn dụ tốt.
Hình 7. Đỉnh, đáy yếu là vùng dẫn dụ tốt.

Các đỉnh đáy mạnh được biết đến như những đỉnh đáy được bảo vệ và các đỉnh đáy yếu thì được biết đến như các đỉnh đáy mục tiêu.

Một loạt các đỉnh đáy không được hình thành ở khối lệnh (order block) trong quá trình khai thác (mitigation), thì các đỉnh đáy đó trở thành những vùng thu hút (inducement) và chúng không phải là một thành phần của quá trình khai thác.

Nó có thể giúp chúng ta trong việc lựa chọn POI (điểm xem xét) và xây dựng được xác suất vùng nào có thể giữ và vùng nào thì không.

Trong thực tế thì Liquidity và IDM không chỉ hình thành theo range giá mà có các dạng khác. Dưới đây là một ví dụ:

Hình 8. Một dạng Liquidity và IDM khác.
Hình 8. Một dạng Liquidity và IDM khác.

Nếu các bạn là một trader follow trend thì sẽ bán ở các vòng tròn màu đỏ và mua ở các vòng tròn màu xanh đúng không ạ!

Và do đó sẽ bị các Bigboy quét Stoploss ở trên những vùng này mà không hiểu lý do. Hy vọng qua phần này các bạn đã tự có câu trả lời cho chính mình.

Trong phần này mục đích của blog ngoại hối là giúp các bạn hiểu sự chuyển động của thị trường và khái niệm về chúng. Ở các phần tiếp theo blog ngoại hối sẽ giới thiệu đến các bạn những chiến lược giao dịch với Liquidity và Inducement.

Cùng quan sát vài ví dụ về Liquidity và IDM trên biểu đồ giá thực tế:

Hình 9. Liquidity và IDM trong biểu đồ GBPUSD.
Hình 9. Liquidity và IDM trong biểu đồ GBPUSD.

Hình 10. Liquidity và IDM trong biểu đồ GBPUSD.
Hình 10. Liquidity và IDM trong biểu đồ GBPUSD.

3. Nến IFC (Institutional Funing Candle)

Qua phần 2 của bài viết các bạn đã xác định được đâu là những vùng liquidity trong các cấu trúc. Cũng chính vì đặc điểm là nơi tập trung các lệnh của retail trader mà liquidity trở thành mục tiêu của việc săn Stoploss hay Sweep Liquidity (quét thanh khoản).

Vì các Bigboy cần tìm kiếm thêm thanh khoản để hỗ trợ cho các lệnh lớn của mình nhằm phá vỡ sự tắc nghẽn của giá mà các nến IFC quét thanh khoản hình thành.

Cùng quan sát biểu đồ sau đây.

Hình 11. Một số đặc điểm nhận biết nến IFC.
Hình 11. Một số đặc điểm nhận biết nến IFC.

Cây nến K đã quét vùng demand trước đó nhưng nó tạo ra sự phá vỡ giả sau đó bắt đầu cho xu hướng tăng mới. Cũng trong giai đoạn tăng giá này vùng IDM (là nơi mà trader muốn Buy) lại bị quét bởi cây nến H.

Tương tự là cây nến A tiến hành phá vỡ giả vùng Supply nhằm loại bỏ các lệnh Stoploss trên vùng này tạo thanh khoản cho thị trường. Giá tiến hành pullback tại đỉnh B để quét vùng IDM của các retail trader.

Xu hướng giảm mới chính thức được hình hành.

Qua ví dụ trên ta có thể định nghĩa nến IFC như sau:

Institutional Funing Candle (IFC) là một phần quan trọng trong phương pháp SMC để xác định POI. Nến IFC được hình thành khi có sự quét liquidity ở vùng Supply/demand quan trọng tạo ra các BOS giả loại bỏ tất cả các limit order của retail trader (Lệnh Stoploss). Hoặc quét các vùng IDM mà các retail trader nhắm đến.

Các bạn có thể tiến hành Buy/Sell khi giá quét xong vùng IDM nếu có sự xác nhận ở LTF.

Hình 12. Nến IFC phá vỡ giả quét liquidity trong biểu đồ GBPUSD
Hình 12. Nến IFC phá vỡ giả quét liquidity trong biểu đồ GBPUSD

Hy vọng qua bài viết trên các bạn có thể xác định được các vùng Supply/demand zone quan trọng, cũng như hiểu được ý nghĩa của Liquidity và nến IFC. Hãy bơi theo con sóng lớn tạo ra thanh khoản chứ đừng là thanh khoản cho thị trường.

Ở các bài viết tiếp theo sẽ còn rất nhiều thuật ngữ quan trọng mà blog ngoại hối muốn giới thiệu đến các bạn nhằm xác định được vùng POI chất lượng từ đó tạo ra lợi nhuận ổn định. Cùng follow blog ngoại hối để chờ đợi nhé!

Nguồn : Tổng hợp Internet