Tiết lộ 5 cách xác định kháng cự-hỗ trợ

0
870

Trade with Top Brokers

Tiết lộ 5 cách xác định kháng cự-hỗ trợ

Có thể nói đường kháng cự-hỗ trợ là một công cụ phân tích kỹ thuật cơ bản nhất mà mọi Trader đều cần nắm nếu muốn giao dịch hiệu quả. Khi Trader sử dụng các mô hình giá hay những chỉ báo kỹ thuật họ đều phải kết hợp với kháng cự-hỗ trợ để tăng mức độ chính xác.

Khi mới đến với kháng cự-hỗ trợ đa phần các Trader đều cảm nhận rằng nó rất hiệu quả và khá đơn giản, chỉ cần nối các mức đỉnh/đáy lại với nhau và ngồi chờ đợi giá phản ứng lại với những vùng giá mới kẻ. Tuy nhiên, khi bước vào giao dịch thực tế thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Các mức kháng cự-hỗ trợ mà bạn vẽ ra liên tục bị phá và dường như giá chẳng coi những đường đó ra gì. Rồi chúng ta quay sang đổ lỗi cho công cụ này.

Vấn đề không phải giá không phản ứng với kháng cự-hỗ trợ mà là bạn đã vẽ chúng không chính xác. Và cũng giống như bao loại công cụ phân tích kỹ thuật khác, bạn cần phải luyện tập thật nhiều; quá khứ thì luôn đúng, và dự đoán tương lai mới là vấn đề mà chúng ta đang đối mặt.

Tham khảo : Bạn nhận được gì khi mở tài khoản Forex ở dưới link đối tác blog ngoại hối.

Bài viết này sẽ tiết lộ 5 cách xác định kháng cự- hỗ trợ, dùng hành động giá và volume để xác định chúng.

1. Các đỉnh đáy

Khi dò theo các đỉnh/đáy là bạn đang theo dõi các điểm xoay của thị trường, và mỗi điểm xoay này chính là những mức giá bị từ chối. Do vậy, đây chính là cách đầu tiên để bạn phát hiện mức kháng cự-hỗ trợ.Tiết lộ 5 cách xác định kháng cự-hỗ trợ [Mức kháng cự chuyển thành hỗ trợ và ngược lại]

Vấn đề lớn nhất trong việc xác định kháng cự hỗ trợ đó chính là tính chủ quan, đặc biệt là đối với những newbies. Có hai cách để giải quyết vấn đề này đó là:

  • Để đảm bảo sự nhất quán khi xác định S/R bạn cần phải có và theo đuổi một phương pháp khách quan trong việc xác định các đỉnh/đáy.
  • Chăm chỉ luyện tập với phương pháp đó.

exness banner 468 optimized

2. Các vùng giá bị nén

Các vùng giá bị nén là một trong những cách mà tôi hay dùng để tìm ra các vùng kháng cự hỗ trợ.

Khi thị trường nén giá lại ở một vùng nào đó tức là vùng giá đó được thị trường quan tâm và chúng sẽ không dễ bị quên lãng. Đó chính là manh mối để bạn xác định S/R.khang cu ho tro 2 optimized [Các vùng giá bị nén]

​Hành động giá bị nén lại tại 3 khu vực được đánh dấu đã trở thành một vùng hỗ trợ mạnh sau đó.

3. Khối lượng giao dịch đột biến

Hãy nhớ kháng cự hỗ trợ chỉ đơn giản thể hiện sự quan tâm của thị trường ở một mức giá nào đó. Và khi Trader quan tâm đến một vùng giá nào đó, họ thường giao dịch ở đó, đây là lý do tại sao bạn cần quan tâm đến khối lượng giao dịch.

Trong thực tế, bạn cần quan sát những điểm có khối lượng giao dịch đột biến và kết hợp chúng với biểu đồ giá để xác định S/R chính xác hơn.

Với tác giả, khối lượng giao dịch đột biến khi mà chúng có độ lớn gấp khoảng 3 lần mức bình quân. Bạn có thể apply chỉ báo Bollinger vào khối lượng giao dịch để xác định dễ dàng hơn.

khang cu ho tro 3 optimized

4. Các khoảng nhảy giá – Gap

Nghe có vẻ lạ nhưng những khoảng gap có thể là những S/R mạnh. Lý do là vì không thật sự có những giao dịch nào trong vùng gap. Thế nên những Trader trước đó có ý định giao dịch tại vùng giá này đã bị bỏ lỡ và họ chờ đợi thị trường cho họ cơ hội tiếp theo.

Khi thị trường quay lại lắp gap, họ tóm lấy cơ hội và nhảy vào thị trường. Chính những hành động này đã tạo nên một mức kháng cự/hỗ trợ tiềm năng.

khang cu ho tro 4 optimized

5. Các mức cản tâm lý

Tâm lý chung của con người là hay để ý những gì dễ nhớ, và các mức giá round number cũng như vậy. Tâm lý này có ảnh hưởng nhất định đến việc đầu tư của con người.

Hãy nhớ lại những gì đã nói ở trên, S/R thể hiện sự chú ý của thị trường tại một mức giá nào đó, và không có gì thuyết phục hơn những mức giá chẵn.khang cu ho tro 5 optimized [Các mức giá chẵn luôn được thị trường quan tâm]

Lời kết: Xác định kháng cự hỗ trợ đòi hỏi nhiều thời gian luyện tập để hiểu được tâm lý thị trường, từ đó có một kết quả chính xác hơn. Cũng cần nói thêm rằng S/R là không đủ, và để giao dịch tốt hơn bạn cần học hỏi thêm những thứ khác như quản lý rủi ro, tâm lý…

Nếu thấy bài viết này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Nguồn TSR

Bình luận của bạn

Please enter your comment!
Please enter your name here