Quy tắc vào lệnh khi sử dụng mô hình nến High Low(Price Action Al Brooks)

0
1533

Trade with Top Brokers

Quy tắc vào lệnh khi sử dụng mô hình nến High Low(Price Action Al Brooks)

Bài viết này khá quan trọng để bạn tìm điểm vào lệnh trong price action, sử dụng cách đếm nến High/Low 1, 2, 3, 4. Cùng blog ngoại hối tìm hiểu Quy tắc vào lệnh khi sử dụng mô hình nến High Low(Price Action Al Brooks)

Quy tắc đếm nến High Low thường sử dụng khi giao dịch với đợt giá hồi. Đây là một tín hiệu đáng tin cậy vì nó chứng tỏ một bên mua hay bán đã chiến thắng và giành lại quyền kiểm soát thị trường, và bạn sẽ dựa vào yếu tố này để tiến hành vào lệnh. Al Brooks gọi đây là tín hiệu mà đợt giá hồi kết thúc, xu hướng chính bắt đầu quay trở lại (tức là từ sóng hồi, thị trường hình thành sóng đẩy mới) là khi giá vượt đỉnh của cây nến trước đó (với xu hướng tăng) hoặc vượt đáy cây nến trước đó (với xu hướng giảm).

Quy tắc xác định nến High 1, High 2

Quy tắc vào lệnh khi sử dụng mô hình nến High Low(Price Action Al Brooks)

                                                   Nến High 1 và Nến High 2

Trong một đợt giá sideway hay có giá có chiều hướng giảm trong xu hướng tăng hay đi ngang, cây nến đầu tiên có giá cao nhất của nó vượt đỉnh của cây nến cũ được gọi là nến High 1. Và cây nến này cũng là nến kết thúc cho chân sóng hồi đầu tiên. Nếu thị trường không hình thành sóng đẩy mới, tiếp tục đi ngang hay di chuyển theo hướng xuống sau cây nến High 1, chân sóng hồi thứ hai sẽ hình thành.

exness banner 468 optimized

Tiếp tục, khi bạn phát hiện thấy có một nến có giá cao nhất vượt lên trên nến trước đó, nến này được gọi là nến High 2 kết thúc cho đợt sóng hồi thứ 2. Cũng có trường hợp con sóng hồi đi “xập xình” và chân sóng hồi thứ 2 không rõ ràng, lúc này bạn cần sử dụng phương pháp dùng trendline để kẻ từ đỉnh nến High 1 đến đỉnh nến High 2. Nếu giá vượt đường trendline này, thị trường mới có nhiều khả năng quay trở lại xu hướng cũ.

Quy tắc xác định nến Low 1, Low 2

Quy tắc vào lệnh khi sử dụng mô hình nến High Low(Price Action Al Brooks)-1

                                                 Nến Low 1 và Nến Low 2

Tương tự, chúng ta sẽ suy ngược lại các nến Low 1 và Low 2 là nến vượt đáy nến trước đó trong con sóng hồi của xu hướng giảm. Tiếp tục, xác định nến theo cách này bạn sẽ tính được nến Low 3 và nến Low 4.

Một số trường hợp thị trường có thể hình thành thêm nến High 3 và High 4 (với sóng hồi trong xu hướng tăng) hay Low 3 Low 4 (sóng hồi trong xu hướng giảm). Cho đến thời điểm nến High 4, nếu xu hướng không còn quay trở lại xu hướng tăng ban đầu, bạn nên bỏ qua cú trade đó, vì giá đã có chiều hướng chuyển sang sideway hay chuyển trend (cần kiểm tra lại trendline chính của xu hướng đã bị phá vỡ hay chưa).

ví dụ:

Đếm nến High 1 và High 2 trong xu hướng tăng

Đếm nến High 1 High 2 Low 1 Low 2 khi thị trường đảo chiều

                       Đếm nến High 1 High 2 Low 1 Low 2 khi thị trường đảo chiều

quy tac vao lenh su dung nen high low 4

Một số chú ý và ví dụ chi tiết mình để bài sau nhé!

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Liên hệ hỗ trợ

    Đoàn Cường