Lãi suất mỹ tác động lên giá vàng

0
1114

Trade with Top Brokers

Lãi suất mỹ tác động lên giá vàng.

Lãi suất mỹ tác động lên giá vàng- Cục dự trữ Liên bang Mỹ ( Federal Reserve – FED) đang chuẩn bị cho một đợt tăng lãi suất vào cuối năm 2016 này. Nhiều câu hỏi được đặt ra là tác động của việc tăng lãi suất này lên giá vàng sẽ ra sao.

Trong khi quan điểm phổ biến rằng việc tăng lãi suất sẽ tác động tiêu cực đến giá vàng thì ảnh hưởng thực sự của hành động này là không rõ ràng vì thật ra có rất ít mối tương quan giữa lãi suất FED và giá vàng. Đôi khi, việc tăng lãi suất đi kèm với tác động khiến giá vàng tăng.

Niềm tin phổ biến về Lãi suất và Giá vàng.

Có rất nhiều nhà đầu tư tin rằng việc tăng lãi suất của FED sẽ tạo áp lực lên giá vàng, khiến trái phiếu chính phủ và các kênh có lãi suất khác như gửi tiền tiết kiệm sẽ hấp dẫn hơn và dòng tiền đầu tư sẽ chảy vào các kênh này, đồng thời rời bỏ vàng, vốn không đem lại lãi suất.

exness banner 468 optimized

Sự thật lịch sử

Trái với quan điểm phổ biến nói trên, việc nhìn nhận lại quá trình dài hạn giữa yếu tổ lãi suất và giá vàng đã cho thấy mối tương quan đó là không thực sự hiện diện. Mối tương quan (thuận hoặc ngược) giữa lãi suất và vàng trong gần 50 năm qua (từ 1970 đến 2015) chỉ khoảng 28%, có nghĩa là thực sự 2 sản phẩm này không có nhiều liên quan với nhau.

Nghiên cứu đợt tăng giá mạnh của vàng vào những năm 1970 cho thấy khi giá đi lên và chạm vào mốc cao nhất của thế kỷ 20 thì lãi suất FED cũng đang khá cao và trên đà tăng mạnh. Lợi tức trái phiếu ngắn hạn (kỳ hạn 1 năm) của Mỹ tạo đáy ở mức 3.5% vào 1971. Vào 1980 thì lợi tức đã tăng gấp 4 lần, chạm mốc 16%. Cũng trong giai đoạn này, giá vàng đi từ 50 usd/oz lên mức khó tin là 850 usd/oz. Như vậy, giai đoạn này chứng kiến mối tương quan thuận cực mạnh giữa lãi suất FED và giá vàng.

Nếu nghiên cứu chi tiết vào giai đoạn nói trên, có thể thấy rõ hơn tương quan thuận giữa lãi suất và giá vàng tại thời điểm đó. Giá vàng tăng rất mạnh vào giai đoạn 1973-74 và lúc này thì lãi suất FED cũng tăng mạnh. Sau đó, vàng giảm đôi chút trong giai đoạn 1975-76, trùng với giai đoạn giảm lãi suất FED. Giai đoạn tiếp theo vào năm 1978 lại một lần nữa chứng kiến cả vàng và lãi suất FED cùng tăng.

exness banner optimized

Giai đoạn bắt đầu từ năm 1980 cũng chứng kiến mối tương quan thuận của 2 sản phẩm này, khi giá vàng và lãi suất FED cùng đi vào chu kỳ giảm. Tuy nhiên, cũng vẫn không có nhiều bằng chứng về tương quan giữa việc lãi suất tăng và giá vàng giảm và ngược lại, bởi vì giá vàng đã tạo đỉnh khá lâu trước khi lãi suất giảm mạnh. Trong khi lãi suất về gần chạm mức 0 thì giá vàng cũng quay trở lại hướng giảm. Nếu theo lý thuyết trên thì đáng lẽ vàng phải liên tục tăng giá từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hoặc khi lãi suất FED tăng từ 1% đến 5% trong giai đoạn 2004 – 2006 thì giá phải giảm, nhưng sự thật thì giá tăng đến 49% trong cùng kỳ.

Trong giai đoạn tăng giá của vàng vào những năm 2000, lãi suất FED lại giảm, ngược với giá vàng.

 

Lãi suất mỹ tác động lên giá vàng

Yếu tố nào thực sự khiến giá vàng biến động

Như vậy, giá vàng không chịu nhiều ảnh hưởng của lãi suất. Như hầu hết các hàng hóa khác, quan hệ cung cầu chính là thứ tác động chính yếu lên vàng. Trong 2 thứ đó, tác động của cầu mạnh hơn. Mức độ cung vàng không thay đổi quá nhiều vì ít ra cũng tốn khoảng 10 năm để giúp 1 mỏ vàng hoạt động từ khi tìm ra. Lãi suất tăng cao thực ra còn có thể khiến vàng tăng giá, đơn giản vì nó khiến giá cổ phiếu giảm.

Thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng rất lớn với việc dòng vốn chảy ra ngoài khi lãi suất được nâng lên, khiến các kênh đầu tư có lợi tức cố định hấp dẫn hơn. Việc tăng lãi suất thường khiến nhà đầu tư tái cơ cấu lại danh mục đầu tư theo hướng trữ nhiều trái phiếu và ít cổ phiếu hơn. Lợi tức trái phiếu cao cũng khiến giới đầu tư không muốn mua vào cổ phiếu vốn có thể đã vượt quá giá trị nhiều lần. Đồng thời, lãi suất cao khiến chi phí tài chính nặng hơn cho doanh nghiệp và chi phí này chuyển hóa thành tác động tiêu cực đến lợi nhuận ròng. Sự thật này dẫn đến khả năng việc tăng lãi suất sẽ mang lại kết quả là cổ phiếu mất giá.

Vì thị trường chứng khoán Mỹ đang tăng nóng nên nó rất dễ có những đợt điều chỉnh giảm. Khi điều này xảy ra, giới đầu tư có thể lại chuyển hướng sang vàng. Giá vàng đã tăng hơn 150% trong giai đoạn 1973 – 74, thời điểm mà lãi suất tăng khiến chỉ số chứng khoán Mỹ S&P 500 giảm hơn 40%.

Như vậy, với những bằng chứng lịch sử về phản ứng của thị trường chứng khoán Mỹ và giá vàng trong giai đoạn tăng lãi suất, khả năng là thị trường chứng khoán sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực khi lãi suất FED được tăng lên, và thực tế là vàng có thể lại được hưởng lợi vì nó là 1 kênh đầu tư thay thế cho chứng khoán.

Theo Investopedia