Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự

0
761

Trade with Top Brokers

Hướng dẫn Chi Tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – Phần 1

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự

Ngưỡng Hỗ trợ kháng cự là những vùng giá kỹ thuật mà khi thị trường tìm đến đó sẽ dừng lại và đảo ngược. Kỹ thuật xác định Hỗ trợ kháng cự là yếu tố quan trọng trong phân tích kỹ thuật. Ý tưởng về việc xác định Hỗ trợ kháng cự khá đơn giản nhưng đi sâu vào chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề  đáng nói ở đây.

Phần 1 ở bài viết này mình nói tới cách xác định hỗ trợ kháng cự và cách thức giao dịch.

Trước khi vào bài viết chi tiết chúng ta tìm hiểu qua hỗ trợ kháng cự là gì?

  • Hỗ trợ là vùng giá có tồn tại áp lực mua tiềm năng. Khi thị trường giảm xuống một khu vực cụ thể, áp lực mua này sẽ khiến giá tăng trở lại.
  • Kháng cự là vùng giá có tồn tại áp lực bán tiềm năng. Khi thị trường tăng đến một khu vực cụ thể, những áp lực bán này sẽ khiến giá giảm ngược trở lại.

Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự thường xảy ra do các tổ chức lớn mua bán ở những vùng giá mục tiêu của họ.

Breakdown, Breakthrough và Rejection

Khi giá đạt đến một ngưỡng hỗ trợ kháng cự, có 2 trường hợp có thể xảy ra:

  1. Đầu tiên là giá bật ngược trở lại hoặc bị từ chối tại đó. Đôi khi nó phản ứng chính xác và đảo ngược lại, nhưng đôi khi giá có thể đi qua ngưỡng hỗ trợ kháng cự và bị từ chối tại đó.
  2.  Giá đâm xuyên qua ngưỡng hỗ trợ kháng cự. Nếu giá đâm xuyên qua ngưỡng kháng cự ta gọi đó là breakthrough, còn đâm xuyên qua ngưỡng hỗ trợ gọi là breakdown. Tuy nhiên chúng ta cứ gọi chung là phá vỡ cho nó dễ.

Một điều khiến hỗ trợ kháng cự trở nên phức tạp đó là nó không phải khi nào cũng giống nhau. Mà chúng hình thành bởi nhiều cách, và mỗi cách lại có sự biểu thị trên biểu đồ giá khác nhau. Các bạn xem một vài ví dụ bên dưới:

giao dich nguong ho tro khang cu 2 optimized

Biểu đồ cho thấy hỗ trợ kháng cự là đường ngang màu xanh. Có những lúc giá bật ngược lại từ ngưỡng kháng cự hỗ trợ này, có những lúc nó bị đâm xuyên qua. Ở phần tới chúng ta sẽ tìm hiểu tại sao khi ngưỡng kháng cự bị phá thì nó trở thành hỗ trợ và ngược lại. Có nghĩa là một vùng giá vừa có thể là ngưỡng kháng cự, vừa có thể là ngưỡng hỗ trợ.

Nhưng, một ngưỡng kháng cự hỗ trợ cũng có thể xuất hiện ở nhiều vùng giá khác nhau. Như hình bên dưới:

giao dich nguong ho tro khang cu 3 optimized

Hình trên cho thấy kháng cự hỗ trợ tạo thành một vùng giá đi ngang. Giá dao động trong 2 ngưỡng này. Nhưng đôi khi giá cũng hoạt động trong ngưỡng hỗ trợ kháng cự song song theo hướng đi lên hoặc xuống như hình bên dưới:

giao dich nguong ho tro khang cu 4 optimized

Những ví dụ trên không phải là toàn bộ cách mà kháng cự hỗ trợ biểu thị. Đó là cách phổ biến nhất.

Tại sao kháng cự hỗ trợ lại tồn tại?

Các nhà đầu tư và trader cho các tổ chức lớn thường xác định mức giá mục tiêu cho các sản phẩm mà họ sẽ tham gia giao dịch. Ví dụ như thị trường chứng khoán, mỗi ngày có khoảng 5 triệu cổ phiếu Amazon giao dịch tại mức 3.250$ 1 cổ phiếu. Tương đường 16.25 tỷ USD hàng ngày. Và các tổ chức lớn nắm giữ chúng chứ không phải trader nhỏ lẻ.

Nên một ngưỡng hỗ trợ kháng cự có thể biểu thị trên biểu đồ theo nhiều cách nhưng chúng tồn tại bởi vì 2 yếu tố: cơ bản và tâm lý.

exness banner optimized

Yếu tố cơ bản

Các tổ chức lớn họ sẽ không quyết định giao dịch nếu họ không có sự nghiên cứu trước đó. Khi một cổ phiếu hay một một loại tiền tệ chạm giá mua, họ sẽ thực hiện mua. Khi vị thế này đạt được mục tiêu của họ, họ sẽ bán. Nhưng có một điều mà chúng ta cần lưu ý đó là quy mô giao dịch của họ là rất lớn. Đây chính là thách thức lớn nhất đối với trader tổ chức.

Một thách thức khác là các tổ chức lớn phải mua hoặc bán khối lượng lớn cổ phiếu mà không khiến thị trường dịch chuyển quá nhiều, gây trượt giá hoặc làm thị trường chao đảo.

Để khắc phục 2 điều này, các tổ chức lớn mua bán cổ phiếu ở nhiều thời điểm khác nhau. Đó là lý do vì sao hỗ trợ kháng cự được hình thành.

Yếu tố tâm lý

Các tổ chức lớn có quy trình nghiêm ngặt xung quanh việc thực hiện giao dịch và họ chỉ chuyển hướng khỏi những quy trình này có sự rủi ro cao xuất hiện mà không thể chấp nhận được. Ví dụ như Covid-19.

Mặc dù hầu hết trader đều gặp vấn đề về tâm lý khi giao dịch nhưng hầu hết những cảm xúc này không xảy ra ở cấp độ mà các tổ chức lớn quan trâm. Nhưng có những trường hợp tâm lý lại phát huy tác dụng, ví dụ như sức mạnh của các thông tin cơ bản hay đỉnh đáy của 52 tuần.

Hết phần 1

Trích nguồn: analyzingalpha