Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – phần cuối

0
768

Trade with Top Brokers

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – phần cuối

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự - phần cuối

 

Ở hai phần trước các bạn đã nắm được tại sao ngưỡng kháng cự hỗ trợ lại tồn tại? động lực để hình thành ngưỡng hỗ trợ kháng cự là gì? Những cách thức nào để xác định ngưỡng kháng cự hỗ trợ và làm sao để trader nhận biết được kháng cự hỗ trợ mạnh. Với những bạn nào chưa đọc có thể xem link bên dưới nhé:

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – P1

Hướng dẫn chi tiết giao dịch ngưỡng hỗ trợ kháng cự – P2

Bây giờ mình xin chia sẻ nốt phần cuối đó là giao dịch với ngưỡng hỗ trợ kháng cự đúng cách. Kỹ thuật giao dịch với ngưỡng kháng cự hỗ trợ. 

1. Pivot Point

Pivot Point là một trong những chỉ báo kỹ thuật điển hình dùng để ước tính các ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong tương lai dựa vào hành động giá quá khứ và hiện tại.

Hình bên dưới:

giao dich voi nguong ho tro khang cu 2 optimized

Các ngưỡng kháng cự (R) và ngưỡng hỗ trợ (S) lần lượt được đánh dấu trên biểu đồ.

Một lưu ý là các bạn nên sử dụng khung D1 trở lên thì thông tin mà pivot point cung cấp sẽ thêm phần chính xác.

2. Fibonacci hồi quy

Sự thoái lui là giá điều chỉnh ngắn hạn trong một xu hướng tăng hoặc giảm, nó không xác nhận sự đảo chiều của xu hướng lớn. Mục tiêu của sự điều chỉnh này có thể giúp bạn tham gia giao dịch trước khi giá quay trở lại xu hướng.

Công cụ Fibonacci có thể giúp trader xác định được mục tiêu của những cú điều chỉnh này. Sử dụng Fibonacci để xác định điểm điều chỉnh của giá. 

Hình bên dưới:

giao dich voi nguong ho tro khang cu 3 optimized

Như hình trên ta thấy giá đang trong xu hướng tăng. Trong đó mức từ 61.8% đến 65% được gọi là tỷ lệ vàng trên fibonacci. Vùng giá này được xem là vùng có khả năng cao giá tìm tới sẽ đảo chiều.

Có 3 cách mà trader có thể áp dụng ngưỡng kháng cự hỗ trợ trong trading hiệu quả

Thứ nhất: Kháng cự hỗ trợ cung cấp điểm vào lệnh để giao dịch đảo chiều.

 Nếu bạn phân tích rằng ở ngưỡng kháng cự hỗ trợ này có khả năng xảy ra sự đảo chiều thì tại ngưỡng đó sẽ cung cấp cho trader những tín hiệu vào lệnh đáng tin cậy để giao dịch đảo chiều. Các bạn xem hình dưới: 

giao dich voi nguong ho tro khang cu 4 optimized

Thứ 2: Sử dụng kháng cự hỗ trợ để giao dịch breakout.

 Đây cũng là cách thức rất nhiều anh em trader sử dụng. Điều quan trọng là chúng ta cần đánh giá được một ngưỡng kháng cự hỗ trợ yếu ớt hoặc khả năng cao sẽ bị phá vì được retest nhiều lần. Như hình bên dưới:

giao dich voi nguong ho tro khang cu 5 optimized

Thứ 3: Sử dụng kháng cự hỗ trợ để đặt dừng lỗ.

 Trong trường hợp bạn sai, thì ngưỡng kháng cự hỗ trợ là một vùng lý tưởng để bạn có thể đặt dừng lỗ. Tuy nhiên độ mạnh yếu của ngưỡng kháng cự hỗ trợ cũng như chất lượng của tín hiệu ảnh hưởng lớn đến chất lượng của điểm dừng lỗ.

exness banner 468 optimized

3. Kháng cự hỗ trợ ở khung thời gian nào là tốt nhất?

Thực tế kháng cự hỗ trợ xuất hiện trên mọi khung thời gian. Các ngưỡng kháng cự hỗ trợ gần với giá thị trường hiện tại hơn thì sẽ có giá trị với trader hơn.

Bạn nên tập trung tìm ngưỡng kháng cự hỗ trợ lớn hơn khung thời gian mà bạn giao dịch.

Ví dụ bạn giao dịch khung H4 thì nên xác định kháng cự hỗ trợ trên D1 và trên H4 để nắm được những ngưỡng cản mạnh, hỗ trợ cho việc vào lệnh và thoát lệnh của bạn.

Trên đây là 3 phần mình chia sẻ, các bạn đọc và tham khảo nhé! 

Trích nguồn: analyzingalpha