Giao dịch với mô hình một chân sóng(First Pullback Trading)

0
1192

Trade with Top Brokers

Giao dịch với mô hình một chân sóng(First Pullback Trading)

Có rất nhiều cách pullback hình thành trong một xu hướng, pullback có thể ngắn (shallow pullback), có thể hồi rất sâu (deep pullback), cũng có thể hình thành 2 chân sóng (two legs pullback)… Nhưng dù phức tạp đến đâu, nó cũng phải hình thành chân sóng đầu tiên, dạng này được gọi là first pullback – pullback với một chân sóng.

Mô hình pullback với một chân sóng – First Pullback

Các pullback với một chân sóng thường khá nông, là biểu hiện của đợt sóng đầu tiên những người giao dịch ngược xu hướng tham gia thị trường. Kể từ khi giá tạo đỉnh hay đáy và hình thành các nến trend bar ngược xu hướng, ta đã có thể tính đó là chân sóng đầu tiên ngược xu hướng.

Pullback do thường nông và là đợt đầu tiên giá đi ngược xu hướng sau khi trend tạo đỉnh đáy mới nên lực đẩy để thị trường quay lại xu hướng cũ không tốt như pullback với mô hình 2 chân sóng. Tuy nhiên, không phải lúc nào pullback với một chân sóng cũng gặp thất bại.

Quan sát chart dưới đây,  cặp EURJPY trong tuần này. Giá hình thành một chân sóng và đẩy để quay lại xu hướng tăng cũ.

giá hình thành một chân sóng tại EMA 20

           Giá hình thành một chân sóng tại đường EMA20 (vòng tròn màu xám mờ trên chart)

Giao dịch thế nào với mô hình pullback một chân sóng?

Cũng tương tự như mô hình 2 chân sóng, mô hình pullback với một chân sóng nên được giao dịch khi giá dao động quanh vùng EMA chu kỳ 20.

Chúng ta sẽ đi tìm các Trader giao dịch ngược xu hướng quanh vùng này bằng cách xác định các cây nến signal bar – nến tín hiệu thường gặp để xác định điểm đảo chiều thị trường. Các nến signal bar hay gặp bao gồm: nến pinbar, nến engulfing, các mô hình nến Nhật đảo chiều như Doji, Morning Star v.v…

Cơ hội vào lệnh khi giá hình thành signal bar tại đường EMA 20​

                     Cơ hội vào lệnh khi giá hình thành signal bar tại đường EMA 20​

Mô hình nến một chân sóng là đợt sóng đầu tiên đi ngược xu hướng nên nó thường kém ổn định so với mô hình 2 chân sóng. Đặc biệt, trong trường hợp xu hướng quá yếu, khả năng giá tạo một chân sóng là rất thấp.

Nếu xu hướng yếu, mô hình 2 chân sóng thường xuất hiện nhiều hơn​

              Nếu xu hướng yếu, mô hình 2 chân sóng thường xuất hiện nhiều hơn

Để trade mô hình một chân sóng “chắc ăn”, bạn nên chờ cho giá chạm đường EMA 20, cơ hội trade thắng sẽ cao hơn. Hoặc bạn có thể chờ cho thị trường hình thành chân sóng thứ 2 để vào lệnh.

Cũng có trường hợp ngoại lệ là khi chân sóng vượt ra bên ngoài đường EMA chu kỳ 20, Al Brooks gọi đây là mô hình EMA Gap Bar. Thị trường thường sẽ hình thành các nến signal bar cho tín hiệu đảo chiều rất nhanh so với các điểm vào lệnh quanh vùng EMA.

Trường hợp khác là mô hình chân sóng hình thành nhiều nến sideway. Các nến liên tục đi ngang và không thể tạo các nến có đáy thấp hơn nến trước đó. Trường hợp này, nếu bạn để ý kĩ nó chính là mô hình cờ đuôi nheo mà nhiều anh em Trader biết đến. Nhiều anh em biết cách giao dịch với mô hình này nhưng chưa biết đến bản chất của mô hình giá này thực ra là mô hình pullback với một chân sóng.

Mô hình một chân sóng hình thành mô hình giá cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng​

         Mô hình một chân sóng hình thành mô hình giá cờ đuôi nheo trong xu hướng tăng

Để vào lệnh với dạng mô hình này, chúng ta cũng biết là có thể vào lệnh khi giá breakout khu vực bên trên vùng sideway của mô hình. Nhưng bạn cần cẩn thận vì giá có thể tiếp tục đảo chiều tại khu vực bên trên của mô hình giá do bên mua bắt đầu chốt lời và bên bán tiếp tục tham gia thị trường.

Lưu ý : Cập nhật thêm về Vàng và ngoại tệ trên kênh telegram của blog ngoại hối : Tại đây.

Nếu thấy bài phân tích này hay và hữu ích thì đừng quên LIKE, SHARE VÀ COMMENT để ủng hộ blog nhiều hơn nữa nhé!

Liên hệ hỗ trợ

    Đoàn Cường