Giao dịch price action Phần 2

1
1272

Trade with Top Brokers

Giao dịch price action Phần 2.

Giao dịch price action Phần 2- Trong phần này tôi sẽ hướng dẫn các bạn vẽ hỗ trợ, kháng cự một cách chuyên nghiệp.

Cách vẽ Hỗ trợ và Kháng cự một cách chuyên nghiệp

Nhiều trader đã làm công việc vẽ Hỗ trợ (S) / Kháng cự (R) trở nên khó khăn hơn rất nhiều mà nó cần có. Sau khi bạn đã có được những kiến thức chung về việc tôi vẽ nó như thế nào thì bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì khi tự vẽ nữa.

Có 3 giả thuyết thông dụng về việc vẽ S/R này:

GT1Bạn nên vẽ tất cả các đường mà bạn có thể thấy trên biểu đồ – Nhiều trader đã rơi vào cái bẫy này, họ mất cả tiếng đồng hồ để vẽ tất cả các đường này. Và cuối cùng, cái mà họ nhận được là một biểu đồ rắc rối, mà điều đó cơ bản là không tốt chút nào. Bạn nên học để vẽ chỉ ở một mức độ (level) trên biểu đồ, rồi bạn sẽ thấy nó hữu ích như thế nào ở một khung thời gian cụ thể.

GT2S/R nên được vẽ từ điểm cao nhất (High) và thấp nhất (Low) của giá, cái này chắc có lẽ là thông dụng mà các trader dùng khi vẽ – Thông thường, các S/R được xem là các vùng (zone) hơn là mức (level), thỉnh thoảng bạn sẽ có những mức giá gọi là Key level thực sự là các mức, và chúng ta cũng thường vẽ S/R ở giữa bóng (tail) hoặc thậm chí ở giữa thân nến. Điểm mấu chốt ở đây là bạn không phải luôn luôn vẽ ở chính xác điểm cao thấp hoặc thấp nhất của cây nến.

GT3Bạn nên kéo biểu đồ ngược về quá khứ rất xa để vẽ các S/R của bạn – Trừ phi bạn là một nhà đầu tư dài hạn với chủ trương mua và giữ, không thì bạn không cần phải kéo biểu đồ về quá 8 tháng để vẽ. Tôi không ngồi đây để cố vẽ các mức S/R từ hơn 5 năm về trước như một số trader khác … Bạn đang lãng phí thời gian nếu bạn đang làm thế.

Sau đây tôi hướng dẫn các bạn cách vẽ S/R chuyên nghiệp. ( Giao dịch theo cản ngang).

Tại sao các ngưỡng ngang lại quan trọng?

Nếu bạn muốn học cách giao dịch với các biểu đồ giá ‘trần’, bạn sẽ cần phải học ít nhất hai thứ; hành động giá và các ngưỡng nằm ngang. Tất cả mọi thứ trong thị trường bắt đầu với một đường nằm ngang. Trên thực tế, những nhà giao dịch như George Soros, Warren Buffet, Jesse Livermore và những người khác, tất cả đều rất chú ý vào các ngưỡng ngang trên thị trường, bởi vì họ biết ý nghĩa của các ngưỡng ngang này và chúng có thể có những tác động mạnh mẽ tới xu hướng của giá.

Các ngưỡng ngang cho chúng ta có một vùng hợp lưu để giao dịch tại đó, nhưng tôi không chỉ tìm kiếm nhân tố hợp lưu; càng nhiều nhân tố hợp lưu thì bạn lại càng đồng hành tốt hơn với các hành động của giá.

Dưới đây là 3 bước giúp bạn vẽ các mức cản 1 cách chuyên nghiệp.

B1: Chuyển nến về dạng chart Line. Zoom out ( thu nhỏ) hình lại và tìm vùng giá nào đó sao cho line chart ” chạm nhiều nhất” rồi đặt 1 horizontal line.

Giao dịch price action Phần 2

 

B2: Đưa chart về dạng nến hoặc bar rồi nắn chỉnh line đó nhìn sao cho nó đi qua các vùng giá thấy hợp lý là được.

B2

 

B3: Làm tròn các giá trị của các line đó là được.

B3

Tổng kết : Trên đây là các bước vẽ S/R khá đơn giản, việc cần làm bây giờ là bạn cần phải làm thành thạo nó trước khi bước sang các phần tiếp theo của khoá học này.

1 Bình luận

  1. […] Xác định vùng hỗ trợ và kháng cự là thứ cơ bản nhất khi bắt tay vào PTKT. Muốn đọc biểu đồ thì đây là thứ quan trọng nhất. Nhưng có ít trader chú tâm đến nó.Nhiều người quá bận rộn đến mấy thứ Stoch, MACD hay mấy thứ linh tinh khác. […]

Comments are closed.