Công cụ xác định xu hướng- Đường MACD

0
751

Trade with Top Brokers

Công cụ xác định xu hướng- Đường MACD

Công cụ xác định xu hướng- Đường MACD (Chuyển động trung bình hội tụ / phân kỳ) là chỉ báo phân tích kỹ thuật được tạo bởi Gerald Appel trong cuối những năm 1970. Được sử dụng để theo dõi những thay đổi về sức mạnh, xu hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng của giá cổ phiếu.

Chỉ số MACD là sự tính toán chênh lệch giữa hai đường trung bình di chuyển theo cấp số nhân (EMA) của giá đóng cửa. Sự khác biệt này được biểu đồ theo thời gian, bên cạnh mức trung bình động của chênh lệch. Sự khác biệt giữa hai được hiển thị dưới dạng biểu đồ hoặc biểu đồ thanh. Đường trung bình theo hàm mũ làm nổi bật những thay đổi gần đây về giá của cổ phiếu. Bằng cách so sánh EMA của các thời kỳ khác nhau, đường MACD minh họa những thay đổi trong xu hướng của một cổ phiếu.

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ (MACD) là một chỉ báo động lượng, nó cung cấp cho trader những thông tin hữu ích về động lượng của xu hướng cho tới khi động lượng này yếu dần. MACD hoạt động như một bộ lọc xung lượng của một xu hướng. Đây là một trong những chỉ báo phổ biến và cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho anh em trader.

exness banner 468 optimized

Tuy nhiên, MACD còn có một vai trò khác rất hữu ích với trader, đó là nó có thể giúp trader xác định những giai đoạn của thị trường, nắm bắt được xu hướng. Thông tin này đặc biệt hữu ích với anh em trader nào giao dịch theo xu hướng. 

Giai đoạn tích lũy

Trong giai đoạn thị trường đi ngang, chỉ báo MACD di chuyển rất gần nhau và chúng dao động quanh mức 0. Như biểu đồ bên dưới:

Công cụ xác định xu hướng-  Đường MACD

Như vậy, có thể thấy rằng, chúng ta không thấy được động lượng mạnh nào từ chỉ báo thể hiện.

Tại điểm số 1, giá di chuyển trong một phạm vi hẹp. Trong giai đoạn tích lũy này, MACD cũng di chuyển rất yếu, chủ yếu dao động. Và khi giá phá vỡ ra khỏi vùng tíc lũy này, đó có thể bắt đầu một xu hướng mới.

Xu hướng tăng

Khi giá phá vỡ mô hình nêm, là lúc đường EMA 26 cắt lên trên đường EMA 12, các đường MACD cũng tách biệt với nhau và di chuyển phía trên đường số 0. Từ biểu đồ bên dưới, chúng ta có thể thấy rằng điểm 2 cho thấy hai đường trung bình động đã tách khỏi nhau và vượt qua 0. Đó tín hiệu bắt đầu xu hướng tăng mới.

Xu hướng giảm

Tín hiệu phân kỳ tại 3 là tín hiệu đảo chiều sớm của xu hướng tăng. Trong xu hướng giảm số 4, giá sau đó lại di chuyển bên dưới các đường trung bình động và các đường MACD nằm dưới đường số 0.

Điểm vào lệnh sớm

Tín hiệu phân kỳ trên MACD là một tín hiệu tốt để biết khi nào nên đi theo xu hướng và khi nào thì ngừng lại. Như biểu đồ bên dưới, giá đã giảm rất chậm trong một khoảng thời gian dài. Đồng thời, MACD lại tăng cao hơn cho thấy không có áp lực bán hoặc áp lực bán rất yếu đằng sau đà giảm chậm này.

chi bao macd 2 optimized

Giá đột ngột phá vỡ lên trên các đường trung bình động, đồng thời các đường MACD cắt trên phía trên đường số 0 và cũng tách ra xa nhau hơn. Và như ở trên, ta thấy đây có thể là một tín hiệu của xu hướng tăng mới.

Hạn chế của MACD

Tuy nhiên việc sử dụng MACD cũng có những hạn chế, như sau:

  • Sự phân kỳ trên MACD có thể là một tín hiệu của sự đảo chiều, nhưng đôi khi, tín hiệu này lại không đáng tin cậy.
  • Đôi khi, tín hiệu phân kỳ liên tục xuất hiện, nhưng đảo chiều vẫn không xảy ra. Nhung trader cần hiểu rằng, tín hiệu phân kỳ không nên sử dung độc lập vì sẽ có rất nhiều tín hiệu nhiễu xuất hiện.

Tóm lại, MACD mặc dù là một chỉ báo hữu dụng, rất có ích giúp trader xác định được các giai đoạn của thị trường và nắm bắt được thời điểm nên hay không nên giao dịch theo xu hướng. Tuy nhiên bạn cần kết hợp MACD với những chỉ báo khác để có được bộ lọc tín hiệu đáng tin cậy hơn.

Trích nguồn: elearnmarkets