Chỉ số sợ hãi VIX Index

0
2474

Trade with Top Brokers

 

Chỉ số sợ hãi VIX Index

Chỉ số sợ hãi ( VIX Index) hay còn được biết tới dưới một cái tên khác là ” Fear Index”.

Chỉ số VIX (CBOE Volatility Index) đo lường mức độ biến động của các chỉ số chứng khoán và là thước đo phản ánh mức độ ổn định tâm lý của nhà đầu tư.  VIX thường cao vào thời điểm tâm lý nhà đầu tư bất ổn, hoang mang và thị trường có thể tạo đáy ngắn hạn ngay sau đó.

Chỉ số VIX lớn hơn 30 điểm cho thấy nhà đầu tư đang lo lắng về thị trường, chỉ số dưới ngưỡng 20 điểm thường phản ánh thị trường bình ổn. Tuy nhiên, khi VIX đạt mức cao từ 40 điểm trở lên cũng là lúc tâm lý nhà đầu tư rất lo lắng, hoang mang về xu hướng sắp tới của thị trường.

chỉ số VIX

Kể từ ngày được hình thành cho đến nay, chỉ có một vài thời điểm chỉ số VIX vượt khỏi ngưỡng 40 điểm, ngưỡng này được hình thành khi tâm lý nhà đầu tư hoang mang cực điểm. Các chỉ số chứng khoán thường tìm được đáy ngắn hạn tại các thời điểm này.

Cụ thể, ngày 20/09/2001, chỉ số VIX ghi nhận mức 43,74 điểm. Ngay sau đó, ngày 21/09/2001 S&P 500 tạo đáy ở 965,8 điểm. Ngày 05/08/2002 VIX tạo một đỉnh khác ở 45,08 điểm, S&P500 tạo một đáy mới ở 834,6 điểm. Trường hợp cá biệt chỉ xảy ra khi chỉ số VIX tăng liên tục lên 80,86 điểm vào cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 2008, ghi nhận mức cao nhất trong lịch sử. Sau khi VIX đạt được mức này, thị trường mới bắt đầu hồi phục trở lại. Gần đây nhất, ngày 20/05/2010, khi VIX tiến tới vùng 45 điểm, chỉ số S&P500 cũng tạo lập đáy ngắn hạn ngay sau đó.

VIX và SP500

Ngày 8/8/2011, VIX ghi nhận mức 48 điểm. Những bất đồng chính trị sâu sắc trong nội bộ chính phủ Mỹ về thời gian nâng trần nợ khiến cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P hạ bậc tín nhiệm Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến VIX tăng cao. Thêm vào đó, khủng hoảng nợ công tại châu Âu cũng góp phần tác động tiêu cực tới tâm lý nhà đầu tư

chỉ số SP500
chỉ số SP500

Tổng kết.

VIX tăng cao khi lòng người cảm thấy bất an nhiều, do đó họ có chiều hướng chạy khỏi các tài sản mang tính rủi ro cao như stock để tìm về những tài sản mang tính ít rủi ro hơn như Bonds.

VIX đi xuống là khi người ta cảm thấy ít sợ hãi hơn, khi đó market có chiều hướng tìm đến những tài sản mang tính rủi ro cao nhưng kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn.

– Trong quá khứ chỉ số VIX > 40 ==> U.S stock bước vào down-trend.

– Link chart xem các chỉ số : Tại đây

Nguồn : Blog ngoại hối