Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào?

0
1557

Trade with Top Brokers

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào?

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào? Thị trường ngoại hối (thị trường tiền tệ – forex) không chỉ có khối lượng giao dịch khổng lồ, được kết nối toàn cầu thông qua mạng internet, mà nó còn là thị trường đầu cơ lớn nhất thế giới.

Vì vậy nó rất nhạy cảm với những tin tức, sự kiện kinh tế, chính trị diễn ra trên thế giới. Các yếu tố cơ bản và các sự kiện ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền của một quốc gia cũng thường sẽ tác động đến giá trị tiền tệ của nhiều quốc gia khác.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường Forex như thế nào?

Trong suốt hai thập kỷ qua, thị trường ngoại hối đã có nhiều bước phát triển vượt bậc để trở thành thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Trên thực tế, theo khảo sát của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) vào năm 2019, thị trường forex thường xuyên đạt giá trị giao dịch trung bình hàng ngày hơn 5 nghìn tỷ USD. Mặc dù mức trung bình này giảm so với mức 6.0 nghìn tỷ USD của năm 2014, nhưng forex vẫn là thị trường có thanh khoản lớn nhất thế giới.

Với quy mô và độ rộng lớn của nó, biến động của thị trường có thể rất mạnh vì nhiều lý do. Các yếu tố thúc đẩy thị trường này được phân thành hai nhóm riêng biệt: các yếu tố kinh tế và địa chính trị. Với tầm quan trọng của những yếu tố này, hiểu được các sự kiện toàn cầu có thể ảnh hưởng như thế nào đến thị trường ngoại hối là điều các nhà giao dịch thành công trên thế giới không thể bỏ qua.

Sự kiện toàn cầu và Thị trường ngoại hối

Đứng đầu trong danh sách các sự kiện có thể tác động tới thị trường, không thể không kể đến các cuộc bầu cử hay trưng cầu dân ý. Chắc hẳn bạn vẫn chưa thể quên kí ức về Brexit năm 2016 hay các cuộc tranh cử tổng thống ở Mỹ. Sau quyết định gây sốc của Vương quốc Anh khi rời Liên minh châu Âu vào tháng 6/2016, GBP/USD đã có một cú sập với biên độ lên tới 1,800 pips chỉ trong một ngày, đây là biên độ lớn chưa từng có của cặp tiền này trong lịch sử.

cac yeu to co ban thi truong forex optimized.1

Ngày 24/6/2016, cây nến giảm với biên độ 1,800 pips được hình thành sau sự kiện trưng cầu dân ý Brexit. Ảnh Tradingview
Ngày 24/6/2016, cây nến giảm với biên độ 1,800 pips được hình thành sau sự kiện trưng cầu dân ý Brexit. Ảnh Tradingview

Ngoài các sự kiện địa chính trị như bầu cử, các chỉ số kinh tế như GDP và cán cân thương mại cũng có ảnh hưởng lớn đến tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Nếu bạn hướng đến việc trở thành một nhà giao dịch forex thành công, thì việc dành thời gian để tìm hiểu cách các sự kiện toàn cầu có thể ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối là điều cần thiết.

CÁC YẾU TỐ KINH TẾ CHÍNH

Đối với những người hướng đến việc giao dịch forex thành công, bạn bắt buộc phải theo sát các sự kiện kinh tế quan trọng khi chúng diễn ra. Một trong những cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu này là tham khảo lịch kinh tế. Lịch này liệt kê các sự kiện và thời gian công bố của mỗi sự kiện, giúp các trader dễ dàng theo dõi tất cả thông tin đã và sắp diễn ra.  

Và tất nhiên, không phải bất kỳ chỉ số kinh tế nào cũng có tác động đáng kể tới thị trường. Dưới đây là một số các dữ liệu quan trọng nhất mà có ảnh hưởng lớn nhất tới thị trường forex.

Chính sách tiền tệ

Khi nói đến các yếu tố kinh tế thúc đẩy thị trường forex, chính sách tiền tệ có lẽ là quan trọng nhất. Chính sách tiền tệ là một công cụ của NHTW nhằm ổn định về giá cả hàng hóa (nói cách khác, kiểm soát lạm phát) thông qua quản lý nguồn cung tiền của một quốc gia. Chính sách tiền tệ được thực hiện bởi NHTW của một quốc gia thông qua 3 công cụ chính: hoạt động thị trường mở (OMO), điều chỉnh lãi suất và điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ví dụ về các NHTW hàng đầu thế giới bao gồm Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) và Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB). Nói chung, việc tăng lãi suất bất ngờ sẽ có lợi cho đồng tiền, trong khi việc cắt giảm lãi suất ngoài dự báo có xu hướng dẫn đến sự suy yếu của đồng tiền của quốc gia đó.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

GDP của một quốc gia là đại diện của hoạt động kinh tế, tổng sản lượng và tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó. Về cơ bản, số liệu GDP tăng lên thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong khi GDP giảm cho thấy nền kinh tế đang hoạt động kém hơn. Theo một thống kê gần đây từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ba quốc gia dẫn đầu về GDP trên thế giới là Hoa Kỳ (20.49 nghìn tỷ USD), Trung Quốc (13.4 nghìn tỷ USD) và Nhật Bản (4.97 nghìn tỷ USD). Mặc dù rất quan trọng để đánh giá sức khỏe và sức mạnh tổng thể của một quốc gia, nhưng số liệu GDP có thể không dẫn đến những biến động thị trường mạnh mẽ vì dữ liệu thường được công bố trễ hơn từ 1 đến 3 tháng.

Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp của một quốc gia là tỷ lệ của số người thất nghiệp so với lực lượng lao động. Tỷ lệ thất nghiệp cao thường đi kèm với chu kỳ suy thoái và tăng trưởng GDP chậm chạp, trong khi tỷ lệ thấp báo hiệu một nền kinh tế mạnh mẽ.

Tỷ lệ lạm phát

Không thể không nhắc đến lạm phát khi phân tích thị trường forex. Lạm phát đo lường sự gia tăng của giá tiêu dùng và sản xuất. Các NHTW chủ yếu kiềm chế lạm phát bằng cách tăng lãi suất, điều này có thể hạn chế tác động của việc phá giá tiền tệ. Hai thước đo chính để tính toán và đo lượng lạm phát là Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và Chỉ số giá sản xuất (PPI).

Cả lạm phát và thất nghiệp đều là những mục tiêu trọng tâm của các NHTW, vì vậy phản ứng của thị trường sau đó thường được nhìn nhận qua 2 dữ liệu này. Nếu lạm phát cao hơn ​​và tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn dự kiến, ngân hàng trung ương nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất, qua đó làm tăng giá đồng tiền và ngược lại.

Bằng cách theo dõi cách thị trường ngoại hối phản ứng với những bất ngờ đến từ các số liệu kinh tế này và các số liệu khác nữa, các nhà giao dịch có thể đưa ra chiến lược giao dịch phù hợp để tận dụng các xu hướng và biến động có thể sắp diễn ra.

CÁC YẾU TỐ ĐỊA CHÍNH TRỊ

Trái ngược với hầu hết các yếu tố kinh tế, các vấn đề địa chính trị thường có tần suất xuất hiện ít hơn, nhưng tác động thì lớn hơn rất nhiều. Chúng ta đang trải qua một trong nhưng thời kỳ bất ổn nhất về địa chính trị, từ đại dịch COVID-19 chưa từng có đến căng thẳng Mỹ – Trung, và cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Chúng đều đang khiến cho thị trường forex chao đảo. Như biểu đồ bên dưới cho thấy, thị trường sẽ có nhiều rung lắc hơn khi một sự kiện quan trọng được diễn ra, đặc biệt khi những sự kiện đó tác động tiêu cực cho đồng tiền đang được xem xét.

cac yeu to co ban thi truong forex optimized.2

Biến động của một đồng tiền trước những thông tin tích cực (đường màu đen) và tiêu cực (đường màu xanh lục) đối với đồng tiền đó. Ảnh: Actionforex
Biến động của một đồng tiền trước những thông tin tích cực (đường màu đen) và tiêu cực (đường màu xanh lục) đối với đồng tiền đó. Ảnh: Actionforex

Dưới đây là các yếu tố địa chính trị quan trọng đối với thị trường forex.

Sự kiện chính trị

Thị trường về cơ bản là không ưa thích sự bất ổn chính trị. Trên thực tế, nhiều cuốn sách đã viết về những tác động tích cực và tiêu cực đến thị trường thế giới sau một chu kỳ bầu cử. Như chúng tôi đã nói ở trên, việc cuộc trưng cầu dân ý Brexit năm 2016 bất ngờ được thông qua đã đặt áp lực cực lớn lên đồng bảng Anh (GBP). Trong bối cảnh bất ổn, đồng bảng Anh đã giảm xuống mức chưa từng thấy kể từ năm 1985. Năm 2019 mang đến một ví dụ khác về sự biến động của năm bầu cử, với việc Argentina hạn chế mạnh mẽ quyền tiếp cận USD để chống phá giá đồng nội tệ.

exness banner optimized

Thiên tai

Bão, động đất và cháy rừng ập đến bất ngờ và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về tài chính. Như một minh họa, vụ cháy rừng ở Úc vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020 đã có những tác động đáng kể đến kinh tế và thị trường tiền tệ. Với những thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ dollar Úc, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) đã nhanh chóng áp dụng một chính sách hỗ trợ. Sau đó, một loạt các đợt cắt giảm lãi suất đến từ RBA khiến đồng AUD giảm đáng kể so với USD, làm nổi bật tác động qua lại giữa các sự kiện kinh tế và địa chính trị.

Khủng hoảng nhân đạo

Các cuộc chiến tranh, các cuộc tấn công khủng bố và đại dịch có thể có tác động tàn phá đến nền kinh tế và tiền tệ của các quốc gia bị ảnh hưởng. Một trong những ví dụ hàng đầu về cuộc khủng hoảng nhân đạo toàn cầu là đại dịch coronavirus (COVID-19) mới vào năm 2020. Các hạn chế cách ly, cấm đi lại và đóng cửa trên diện rộng đã nhanh chóng đẩy nền kinh tế thế giới vào tình thế khó khăn hơn bao giờ hết. Một trong số các đồng tiền chịu ảnh hưởng lớn nhất là USD, với việc thiếu hụt thanh khoản và nhu cầu trú ẩn tăng cao đã đẩy USD tăng mạnh mẽ, sau đó đồng tiền này đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm sau khi Fed thực hiện các chính sách nới lỏng định lượng (QE) tích cực và chính sách tài khóa quyết liệt của Washington DC.

Dịch COVID-19 tạo ra các chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ
cac yeu to co ban thi truong forex optimized.3 Dịch COVID-19 tạo ra các chính sách tiền tệ chưa từng có tiền lệ

TỔNG KẾT

Thật khó để diễn tả hết tầm quan trọng của việc các sự kiện toàn cầu có thể ảnh hưởng đến thị trường forex như thế nào. Từ việc dữ liệu kinh tế được công bố theo lịch báo trước, cho đến “Thiên nga đen” như COVID-19, tác động của các yếu tố này có thể rất sâu rộng. Đối với bất kỳ một forex trader nào, việc luôn nắm rõ thông tin về các sự kiện như vậy là điều kiện tiên quyết để giao dịch thành công.

ActionForex